Là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Quốc dân đảng trong nhiều năm. Về sau, ông nắm giữ vai trò lớn trong chính quyền Đài Loan cho đến khi qua đời năm 1974.Không những vậy, Tưởng Giới Thạch kết hôn với Tống Mỹ Linh - con gái của thương gia kiêm nhà truyền đạo Cơ đốc Tống Diệu Như. Thông qua cuộc hôn nhân này, Tưởng Giới Thạch có sự hậu thuẫn lớn về kinh tế và các mối quan hệ trong chính trường.Tưởng Giới Thạch có một số sở thích ngốn bộn tiền. Trong số này có việc ông thích sưu tầm văn vật quý giá như: Hương Sơn Cửu Lão thời Càn Long, chén ngọc thời Hán, bức thư pháp "Khoái Tuyết Thời Tình Thiếp" của nhà thư pháp danh tiếngVương Hy Chi sống vào thời Đông Tấn...Tưởng Giới Thạch sở hữu gia sản khổng lồ. Vì vậy, khi biết được có những cổ vật quý giá có niên đại hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi, Tưởng Giới Thạch không tiếc tiền để sở hữu chúng.Biết Tưởng Giới Thạch là người mê đồ cổ, một số quan chức trong chính quyền, thương nhân... hối lộ ông bằng việc biếu, tặng những cổ vật gia truyền hay mua chúng được ở "chợ đen". Những quan chức, thương nhân, thậm chí là kẻ trộm mộ làm như vậy vì muốn được Tưởng Giới Thạch chiếu cố giúp thăng quan phát tài và đạt được những lợi ích riêng.Việc Tưởng Giới Thạch nhận hối lộ bằng các cổ vật được nhiều người biết đến. Một trường hợp nổi tiếng là ông nhận hối lộ "khủng" từ Tôn Điện Anh. Vào năm 1928, Tôn Điện Anh lấy cớ đóng quân tại vùng Mã Thân Kiều, huyện Kế, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc địa giới hành chính thành phố Thiên Tân) để đưa một nhóm vào Thanh Đông lăng vơ vét báu vật tại nơi yên nghỉ của vua chúa nhà Thanh.Theo đó, nhóm trộm mộ do Tôn Điện Anh cầm đầu lấy đi nhiều ngọc ngà châu báu, bảo vật được tùy táng trong lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu và hoàng đế Càn Long. Vụ trộm mộ này khiến Tôn Điện Anh bị giới chức Trung Quốc điều tra và truy bắt. Để thoát tội, gã trộm mộ này nhờ một số người có quan hệ thân thiết để gửi quà cho vợ chồng Tưởng Giới Thạch.Tôn Điện Anh đem tặng chuỗi hạt ngọc to đính trên mũ phượng của Từ Hy Thái Hậu cho Tống Mỹ Linh. Trong khi đó, gã dâng tặng Tưởng Giới Thạch thanh bảo kiếm Cửu Long huyền thoại của hoàng đế Càn Long. Sau khi nhận được báu vật quý giá đó, Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh cấp dưới điều tra vụ án trộm mộ và tuyên bố Tôn Điện Anh vô tội.Giống Tôn Điện Anh, Lý Phẩm Tiên cũng cho người đào trộm mộ cổ để trộm báu vật. Chuyện đến tai Tưởng Giới Thạch nên ông cho người điều tra. Do vậy, Lý Phẩm Tiên nhanh chóng viết bản báo cáo gửi Tưởng Giới Thạch tường trình lý do đào mộ cổ là để bảo vệ báu vật của quốc gia.Tiếp đến, Lý Phẩm Tiên gửi cho Tưởng Giới Thạch viên ngọc xanh, 2 chiếc bát cổ làm bằng vàng và 2 chiếc bát bạc. Khi có trong tay những cổ vật quý giá này, Tưởng Giới Thạch bỏ qua chuyện phạm pháp của Lý Phẩm Tiên. Mời độc giả xem video: Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trong cuộc đối thoại cấp cao. Nguồn: VTV24.
Là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, Tưởng Giới Thạch lãnh đạo Quốc dân đảng trong nhiều năm. Về sau, ông nắm giữ vai trò lớn trong chính quyền Đài Loan cho đến khi qua đời năm 1974.
Không những vậy, Tưởng Giới Thạch kết hôn với Tống Mỹ Linh - con gái của thương gia kiêm nhà truyền đạo Cơ đốc Tống Diệu Như. Thông qua cuộc hôn nhân này, Tưởng Giới Thạch có sự hậu thuẫn lớn về kinh tế và các mối quan hệ trong chính trường.
Tưởng Giới Thạch có một số sở thích ngốn bộn tiền. Trong số này có việc ông thích sưu tầm văn vật quý giá như: Hương Sơn Cửu Lão thời Càn Long, chén ngọc thời Hán, bức thư pháp "Khoái Tuyết Thời Tình Thiếp" của nhà thư pháp danh tiếngVương Hy Chi sống vào thời Đông Tấn...
Tưởng Giới Thạch sở hữu gia sản khổng lồ. Vì vậy, khi biết được có những cổ vật quý giá có niên đại hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi, Tưởng Giới Thạch không tiếc tiền để sở hữu chúng.
Biết Tưởng Giới Thạch là người mê đồ cổ, một số quan chức trong chính quyền, thương nhân... hối lộ ông bằng việc biếu, tặng những cổ vật gia truyền hay mua chúng được ở "chợ đen". Những quan chức, thương nhân, thậm chí là kẻ trộm mộ làm như vậy vì muốn được Tưởng Giới Thạch chiếu cố giúp thăng quan phát tài và đạt được những lợi ích riêng.
Việc Tưởng Giới Thạch nhận hối lộ bằng các cổ vật được nhiều người biết đến. Một trường hợp nổi tiếng là ông nhận hối lộ "khủng" từ Tôn Điện Anh. Vào năm 1928, Tôn Điện Anh lấy cớ đóng quân tại vùng Mã Thân Kiều, huyện Kế, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc địa giới hành chính thành phố Thiên Tân) để đưa một nhóm vào Thanh Đông lăng vơ vét báu vật tại nơi yên nghỉ của vua chúa nhà Thanh.
Theo đó, nhóm trộm mộ do Tôn Điện Anh cầm đầu lấy đi nhiều ngọc ngà châu báu, bảo vật được tùy táng trong lăng mộ của Từ Hy Thái Hậu và hoàng đế Càn Long. Vụ trộm mộ này khiến Tôn Điện Anh bị giới chức Trung Quốc điều tra và truy bắt. Để thoát tội, gã trộm mộ này nhờ một số người có quan hệ thân thiết để gửi quà cho vợ chồng Tưởng Giới Thạch.
Tôn Điện Anh đem tặng chuỗi hạt ngọc to đính trên mũ phượng của Từ Hy Thái Hậu cho Tống Mỹ Linh. Trong khi đó, gã dâng tặng Tưởng Giới Thạch thanh bảo kiếm Cửu Long huyền thoại của hoàng đế Càn Long. Sau khi nhận được báu vật quý giá đó, Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh cấp dưới điều tra vụ án trộm mộ và tuyên bố Tôn Điện Anh vô tội.
Giống Tôn Điện Anh, Lý Phẩm Tiên cũng cho người đào trộm mộ cổ để trộm báu vật. Chuyện đến tai Tưởng Giới Thạch nên ông cho người điều tra. Do vậy, Lý Phẩm Tiên nhanh chóng viết bản báo cáo gửi Tưởng Giới Thạch tường trình lý do đào mộ cổ là để bảo vệ báu vật của quốc gia.
Tiếp đến, Lý Phẩm Tiên gửi cho Tưởng Giới Thạch viên ngọc xanh, 2 chiếc bát cổ làm bằng vàng và 2 chiếc bát bạc. Khi có trong tay những cổ vật quý giá này, Tưởng Giới Thạch bỏ qua chuyện phạm pháp của Lý Phẩm Tiên.
Mời độc giả xem video: Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trong cuộc đối thoại cấp cao. Nguồn: VTV24.