Ngày 12 tháng 8 năm 1883, nhà thiên văn học người Mexico - José Bonilla đã chụp được một vật thể lạ như UFO đang bay qua Mặt trời.Khi xuất hiện công khai vào năm 1886 trên tạp chí L'Astronomie, người ta cho rằng đó là bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của một UFO.Tuy nhiên, một nghiên cứu sau này đã giải mã sự thực của bức ảnh này. Các nhà khoa học khẳng định, đây không phải là UFO gì hết. Nó đơn giản là một sao chổi đang trong quá trình nổ tung.“Chúng tôi từng đưa ra giả thuyết rằng những gì mà Bonilla quan sát thấy vào năm 1883 chỉ là một sao chổi bị phân mảnh”, Hector Javier Durand Manterola, tác giả chính của nghiên cứu nói.Bên cạnh đó, “sử dụng các kết quả trong báo cáo của Bonilla, chúng tôi có thể ước lượng khoảng cách mà vật thể tiếp cận với bề mặt Trái đất. Theo tính toán, khoảng cách đó từ 538km đến 8.062km và chiều rộng của vật thể nằm trong khoảng 46m đến 795m”, Manterola chia sẻ thêm.“Sao chổi là vật thể duy nhất trong hệ Mặt trời được bao quanh bởi sương mù, vì vậy giả thuyết cho rằng vật mà Bonilla nhìn thấy là những sao chổi nhỏ hoàn toàn hợp lý”, các nhà khoa học nhận định.Ngoài ra, khối lượng của nó có thể gấp tới tám lần khối lượng của sao chổi Halley, tương tự với một sao chổi từng đâm vào Trái đất và khiến loài khủng long bị tuyệt chủng.Sao chổi thường được gắn với một điềm xấu nào đó. Vào năm 1997, sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp đã gây nên một vụ tự tử tập thể của một nhóm người cuồng tín, họ cho rằng đã đến ngày tận thế.Chất xyanogen - ở phần đuôi của sao chổi Halley sau vụ va chạm giữa trái đất và đuôi của sao chổi này, cũng bị đồn thổi là có thể gây ngộ độc cho con người.Trên thực tế, sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà.Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.Nó là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất.Mời các bạn xem video; UFO Bí Ẩn Ghé Thăm Nhật Bản, Cảnh Sát Điều Trực Thăng Theo Dõi. Nguồn: VTV
Ngày 12 tháng 8 năm 1883, nhà thiên văn học người Mexico - José Bonilla đã chụp được một vật thể lạ như UFO đang bay qua Mặt trời.
Khi xuất hiện công khai vào năm 1886 trên tạp chí L'Astronomie, người ta cho rằng đó là bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của một UFO.
Tuy nhiên, một nghiên cứu sau này đã giải mã sự thực của bức ảnh này. Các nhà khoa học khẳng định, đây không phải là UFO gì hết. Nó đơn giản là một sao chổi đang trong quá trình nổ tung.
“Chúng tôi từng đưa ra giả thuyết rằng những gì mà Bonilla quan sát thấy vào năm 1883 chỉ là một sao chổi bị phân mảnh”, Hector Javier Durand Manterola, tác giả chính của nghiên cứu nói.
Bên cạnh đó, “sử dụng các kết quả trong báo cáo của Bonilla, chúng tôi có thể ước lượng khoảng cách mà vật thể tiếp cận với bề mặt Trái đất. Theo tính toán, khoảng cách đó từ 538km đến 8.062km và chiều rộng của vật thể nằm trong khoảng 46m đến 795m”, Manterola chia sẻ thêm.
“Sao chổi là vật thể duy nhất trong hệ Mặt trời được bao quanh bởi sương mù, vì vậy giả thuyết cho rằng vật mà Bonilla nhìn thấy là những sao chổi nhỏ hoàn toàn hợp lý”, các nhà khoa học nhận định.
Ngoài ra, khối lượng của nó có thể gấp tới tám lần khối lượng của sao chổi Halley, tương tự với một sao chổi từng đâm vào Trái đất và khiến loài khủng long bị tuyệt chủng.
Sao chổi thường được gắn với một điềm xấu nào đó. Vào năm 1997, sự xuất hiện của sao chổi Hale-Bopp đã gây nên một vụ tự tử tập thể của một nhóm người cuồng tín, họ cho rằng đã đến ngày tận thế.
Chất xyanogen - ở phần đuôi của sao chổi Halley sau vụ va chạm giữa trái đất và đuôi của sao chổi này, cũng bị đồn thổi là có thể gây ngộ độc cho con người.
Trên thực tế, sao chổi là một thiên thể bay ngoài không gian, nó gần như một tiểu hành tinh, nhưng không được cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là từ băng. Sở dĩ chúng có tên là sao chổi vì thường có hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to giống một chiếc chổi quét nhà.
Các nhà khoa học đã mô tả nó giống như “một quả bóng tuyết bẩn” vì nó chứa carbonic, metan, nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.
Nó là “mẹ” của những vì sao băng rực sáng trên bầu trời, vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không. Tùy thời điểm và vị trí bị vỡ của sao chổi, người ta có thể quan sát được những đám sao băng từ trái đất.