Nằm khu vực hạ lưu Sông Cái thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thành An Thổ là một di tích lịch sử quan trọng của triều Nguyễn. Tòa thành này cũng chính là nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.Thành An Thổ được xây dựng trong từ năm 1832 - 1836 dưới thời vua Minh Mạng. Sau khi xây xong, nơi đây trở thành trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến tỉnh Phú Yên. Sau năm 1899, khi lỵ sở Phú Yên chuyển hẳn ra Sông Cầu, thành An Thổ tiếp tục đảm nhận vai trò là phủ lỵ của phủ Tuy An.Từ 1901-1906, ông Trần Văn Phổ là phụ thân của cố Tổng bí thư Trần Phú được cử vào Phú Yên giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An. Ông đưa cả gia đình vào làm việc và sinh sống tại thành An Thổ. Tại tòa thành này, vào ngày 01/5/1904, đồng chí Trần Phú đã được thân mẫu là bà Hoàng Thị Cát hạ sinh. Ông là con thứ 7 trong gia đình.Vào năm 2008, thành An Thổ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. Trên tòa công đường của thành An Thổ ngày trước, một tòa nhà 2 tầng bề thế rộng 750m2 đã được xây dựng làm nơi trưng bày hiện vật, tư liệu của Khu di tích lịch sử quốc gia thành An Thổ.Tầng 2 tòa nhà là khu vực trưng bày hiện vật, tài liệu, hình ảnh về cố Tổng bí thư Trần Phú. Các khu vực trưng bày tái hiện cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông, mà đóng góp tiêu biểu là bản Luận cương chính trị tại Hội nghị Trung ương I, tháng 10/1930. Chính tại hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng bí thư.Dù sinh ra trên mảnh đất Phú Yên, nguyên quán của đồng chí Trần Phú là làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tại nơi đây, khu mộ cố Tổng bí thư Trần Phú đã được khánh thành năm 2004. Trước đó, vào năm 1999, hài cốt ông đã được tìm thấy và di dời về an táng tại mảnh đất quê hương.Khu mộ được xây dựng khang trang, dựa vào sườn núi Quần Hội, một ngọn núi có địa thế đẹp của mảnh đất Hà Tĩnh. Đường lên mộ là các bậc thang ốp đá uốn lượn theo triền núi.Mộ phần Tổng bí thư đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam nằm trên sườn núi hướng ra bến Tam Soa - ngã ba Linh Cảm (nơi giao hòa của sông La, sông Ngàn Sâu và sông Ngàn Phố) - một biểu tượng của vùng địa linh sinh ra nhiều nhân kiệt.Sau mộ là hàng chữ "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”, lời cố Tổng bí thư nói trước khi trút hơi thở cuối cùng vì đòn tra tấn của thực dân vào ngày 6/9/1931 ở Nhà thương Chợ Quán, Sài Gòn, ở độ tuổi 26.Phía trên mộ cố Tổng bí thư còn ngôi mộ song táng của thân phụ và thân mẫu ông là hai cụ Trần Văn Phố, Hoàng Thị Cát. Ngày nay khu mộ cố Tổng bí thư Trần Phú là một địa điểm đón nhiều người hành hương vào những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước...Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Nằm khu vực hạ lưu Sông Cái thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thành An Thổ là một di tích lịch sử quan trọng của triều Nguyễn. Tòa thành này cũng chính là nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thành An Thổ được xây dựng trong từ năm 1832 - 1836 dưới thời vua Minh Mạng. Sau khi xây xong, nơi đây trở thành trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến tỉnh Phú Yên. Sau năm 1899, khi lỵ sở Phú Yên chuyển hẳn ra Sông Cầu, thành An Thổ tiếp tục đảm nhận vai trò là phủ lỵ của phủ Tuy An.
Từ 1901-1906, ông Trần Văn Phổ là phụ thân của cố Tổng bí thư Trần Phú được cử vào Phú Yên giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An. Ông đưa cả gia đình vào làm việc và sinh sống tại thành An Thổ. Tại tòa thành này, vào ngày 01/5/1904, đồng chí Trần Phú đã được thân mẫu là bà Hoàng Thị Cát hạ sinh. Ông là con thứ 7 trong gia đình.
Vào năm 2008, thành An Thổ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. Trên tòa công đường của thành An Thổ ngày trước, một tòa nhà 2 tầng bề thế rộng 750m2 đã được xây dựng làm nơi trưng bày hiện vật, tư liệu của Khu di tích lịch sử quốc gia thành An Thổ.
Tầng 2 tòa nhà là khu vực trưng bày hiện vật, tài liệu, hình ảnh về cố Tổng bí thư Trần Phú. Các khu vực trưng bày tái hiện cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông, mà đóng góp tiêu biểu là bản Luận cương chính trị tại Hội nghị Trung ương I, tháng 10/1930. Chính tại hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng bí thư.
Dù sinh ra trên mảnh đất Phú Yên, nguyên quán của đồng chí Trần Phú là làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tại nơi đây, khu mộ cố Tổng bí thư Trần Phú đã được khánh thành năm 2004. Trước đó, vào năm 1999, hài cốt ông đã được tìm thấy và di dời về an táng tại mảnh đất quê hương.
Khu mộ được xây dựng khang trang, dựa vào sườn núi Quần Hội, một ngọn núi có địa thế đẹp của mảnh đất Hà Tĩnh. Đường lên mộ là các bậc thang ốp đá uốn lượn theo triền núi.
Mộ phần Tổng bí thư đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam nằm trên sườn núi hướng ra bến Tam Soa - ngã ba Linh Cảm (nơi giao hòa của sông La, sông Ngàn Sâu và sông Ngàn Phố) - một biểu tượng của vùng địa linh sinh ra nhiều nhân kiệt.
Sau mộ là hàng chữ "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”, lời cố Tổng bí thư nói trước khi trút hơi thở cuối cùng vì đòn tra tấn của thực dân vào ngày 6/9/1931 ở Nhà thương Chợ Quán, Sài Gòn, ở độ tuổi 26.
Phía trên mộ cố Tổng bí thư còn ngôi mộ song táng của thân phụ và thân mẫu ông là hai cụ Trần Văn Phố, Hoàng Thị Cát. Ngày nay khu mộ cố Tổng bí thư Trần Phú là một địa điểm đón nhiều người hành hương vào những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước...
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.