Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, còn gọi là hồ Gươm, hay tên xưa là hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng... Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, tên hồ Hoàn Kiếm gắn với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho rùa thần, sau cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh giành thắng lợi. Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Ảnh: Giang Trịnh.Theo tài liệu Lịch sử quận Ba Đình, tháng 7/1945, bác sĩ Trần Văn Lai (Thị trưởng Hà Nội) với tinh thần dân tộc đã đổi tên Vườn hoa Puginier trước Phủ Toàn quyền thành Vườn hoa Ba Đình, theo tên cuộc khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp cuối thế kỷ 19 ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Vườn hoa Ba Đình về sau gọi là Quảng trường Ba Đình. Tháng 10/1954, tên Ba Đình được đặt cho một trong 8 khu nội thành Hà Nội, sau chuyển thành khu phố, rồi lên quận Ba Đình như ngày nay. Ảnh: Tuấn Trần.Quận Tây Hồ ở Hà Nội có hồ Tây. Theo Cổng TTĐT Hà Nội, từ xưa hồ đã là danh thắng nổi tiếng của đất Thăng Long, từng có nhiều tên gọi qua các thời kỳ, như đầm Xác Cáo (với sự tích hồ ly tinh 9 đuôi), hồ Kim Ngưu (với sự tích Trâu Vàng), hồ Lãng Bạc (tức hồ đầy sóng vỗ), hồ Dâm Đàm (tức hồ mù sương). Tới năm 1573, khi vua Lê Thế Tông (Duy Đàm) lên ngôi, để tránh phạm húy nên đổi gọi là Tây Hồ. Ảnh: Vũ Minh Quân.Quận Đống Đa ở Hà Nội có di tích lịch sử Gò Đống Đa, được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2018. Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, di tích Gò Đống Đa nguyên xưa thuộc xứ Đống Đa, có các gò đống cây cối mọc um tùm, nhiều nhất là cây đa, nên người dân thường gọi là Gò Đống Đa. Nơi đây gắn với chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Ảnh: Lê Hiếu.Hà Nội có quận Hai Bà Trưng, mang tên hai vị nữ anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc (tức Trưng Trắc và Trưng Nhị). Theo trang TTĐT quận, nơi đây có lịch sử lâu đời, giai đoạn 1961-1981 được gọi là khu Hai Bà (sau là khu Hai Bà Trưng), đến tháng 6/1981 chính thức được gọi là quận Hai Bà Trưng. Trên địa bàn quận có đền thờ Hai Bà Trưng, còn gọi là đền Đồng Nhân nổi tiếng. Ảnh: Việt Linh.Quận Hoàng Mai ở Hà Nội ngày nay gắn với vùng đất Cổ Mai xưa. Cổ Mai là tên chữ, còn có tên Nôm là Kẻ Mơ. Theo trang TTĐT quận, "Mai" trong tiếng Hán có nghĩa là quả mơ, dùng làm rượu mơ, ô mai hoặc ăn tươi... Người dân nơi đây do canh tác lâu năm đã phân ra các giống mai vàng, mai trắng, mai hồng, từ đó có các địa danh làng xóm như Hoàng Mai, Bạch Mai hay Hồng Mai. Ảnh: Tuấn Trần.Năm 2013, Chính phủ ra Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm thuộc Hà Nội. Do huyện Từ Liêm cũ có địa hình khá dài theo hướng Bắc - Nam, nên 2 quận mới thành lập cũng phù hợp theo 2 khối hình thể địa lý sẵn có. Theo các tài liệu, địa danh "Từ Liêm" có từ lâu đời trong lịch sử hình thành và phát triển Thăng Long - Hà Nội, có thể hiểu "Từ" nghĩa là người trên thương yêu người dưới hay tình thương chung, còn "Liêm" nghĩa là trong sạch, ngay thẳng, không tham của người khác, gửi gắm niềm tin, ước vọng, lẽ sống tốt đẹp. Ảnh: Việt Linh - Quỳnh Trang. Hoa ban bung nở giữa lòng Hà Nội Cuối tháng 2, người dân thủ đô tới hai bên đường đường Bắc Sơn, Hoàng Diệu, Thanh Niên để lưu lại khoảnh khắc nở rộ của hoa ban vốn chỉ có ở Tây Bắc.
Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, còn gọi là hồ Gươm, hay tên xưa là hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng... Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, tên hồ Hoàn Kiếm gắn với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho rùa thần, sau cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh giành thắng lợi. Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Ảnh: Giang Trịnh.
Theo tài liệu Lịch sử quận Ba Đình, tháng 7/1945, bác sĩ Trần Văn Lai (Thị trưởng Hà Nội) với tinh thần dân tộc đã đổi tên Vườn hoa Puginier trước Phủ Toàn quyền thành Vườn hoa Ba Đình, theo tên cuộc khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp cuối thế kỷ 19 ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Vườn hoa Ba Đình về sau gọi là Quảng trường Ba Đình. Tháng 10/1954, tên Ba Đình được đặt cho một trong 8 khu nội thành Hà Nội, sau chuyển thành khu phố, rồi lên quận Ba Đình như ngày nay. Ảnh: Tuấn Trần.
Quận Tây Hồ ở Hà Nội có hồ Tây. Theo Cổng TTĐT Hà Nội, từ xưa hồ đã là danh thắng nổi tiếng của đất Thăng Long, từng có nhiều tên gọi qua các thời kỳ, như đầm Xác Cáo (với sự tích hồ ly tinh 9 đuôi), hồ Kim Ngưu (với sự tích Trâu Vàng), hồ Lãng Bạc (tức hồ đầy sóng vỗ), hồ Dâm Đàm (tức hồ mù sương). Tới năm 1573, khi vua Lê Thế Tông (Duy Đàm) lên ngôi, để tránh phạm húy nên đổi gọi là Tây Hồ. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Quận Đống Đa ở Hà Nội có di tích lịch sử Gò Đống Đa, được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2018. Theo tư liệu của Cục Di sản văn hóa, di tích Gò Đống Đa nguyên xưa thuộc xứ Đống Đa, có các gò đống cây cối mọc um tùm, nhiều nhất là cây đa, nên người dân thường gọi là Gò Đống Đa. Nơi đây gắn với chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Ảnh: Lê Hiếu.
Hà Nội có quận Hai Bà Trưng, mang tên hai vị nữ anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc (tức Trưng Trắc và Trưng Nhị). Theo trang TTĐT quận, nơi đây có lịch sử lâu đời, giai đoạn 1961-1981 được gọi là khu Hai Bà (sau là khu Hai Bà Trưng), đến tháng 6/1981 chính thức được gọi là quận Hai Bà Trưng. Trên địa bàn quận có đền thờ Hai Bà Trưng, còn gọi là đền Đồng Nhân nổi tiếng. Ảnh: Việt Linh.
Quận Hoàng Mai ở Hà Nội ngày nay gắn với vùng đất Cổ Mai xưa. Cổ Mai là tên chữ, còn có tên Nôm là Kẻ Mơ. Theo trang TTĐT quận, "Mai" trong tiếng Hán có nghĩa là quả mơ, dùng làm rượu mơ, ô mai hoặc ăn tươi... Người dân nơi đây do canh tác lâu năm đã phân ra các giống mai vàng, mai trắng, mai hồng, từ đó có các địa danh làng xóm như Hoàng Mai, Bạch Mai hay Hồng Mai. Ảnh: Tuấn Trần.
Năm 2013, Chính phủ ra Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm thuộc Hà Nội. Do huyện Từ Liêm cũ có địa hình khá dài theo hướng Bắc - Nam, nên 2 quận mới thành lập cũng phù hợp theo 2 khối hình thể địa lý sẵn có. Theo các tài liệu, địa danh "Từ Liêm" có từ lâu đời trong lịch sử hình thành và phát triển Thăng Long - Hà Nội, có thể hiểu "Từ" nghĩa là người trên thương yêu người dưới hay tình thương chung, còn "Liêm" nghĩa là trong sạch, ngay thẳng, không tham của người khác, gửi gắm niềm tin, ước vọng, lẽ sống tốt đẹp. Ảnh: Việt Linh - Quỳnh Trang.
Hoa ban bung nở giữa lòng Hà Nội Cuối tháng 2, người dân thủ đô tới hai bên đường đường Bắc Sơn, Hoàng Diệu, Thanh Niên để lưu lại khoảnh khắc nở rộ của hoa ban vốn chỉ có ở Tây Bắc.