Giữa nội thành Hà Nội tại Phường Yên Nghĩa, (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) vẫn còn giữ lại ‘giếng làng’ mang vẻ đẹp cổ kính để thế hệ trẻ có thể mường tượng về hình ảnh làng quê xưa.Giếng cổ làng Yên Lộ nằm ven đê Yên Nghĩa được cải tạo khang trang sạch sẽ, khuôn viên giếng cổ trở thành một công viên thu nhỏ thu hút người lớn trẻ nhỏ vui chơi, tập thể dục mỗi buổi chiều tà.Giếng có đường kính miệng lên đến 30m, bề mặt bao phủ một diện tích 800m2. Độ sâu của giếng nước đạt 8m. Xung quanh giếng cổ được nâng cấp, tường bao được kè bằng đá ong từ dưới đáy giếng lên trên. Rêu bám từng mảng quanh miệng giếng minh chứng cho sự hoài cổ, lâu năm.Ông Trần Văn Huyên chia sẻ: "Trong ký ức của tôi giếng làng không chỉ cung cấp nước mà còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Giếng làng là nơi chứng kiến bao sự kiện của làng, xóm từ thế hệ này qua thế hệ khác. (Hình ảnh rất làng quê giữa trưa hè, em nhỏ ngồi câu cá).Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân trong làng không còn dùng nước từ giếng nữa mà chuyển sang sử dụng nước máy phục vụ sinh hoạt. Mỗi buổi chiều, trẻ con trong làng vẫn ra đây vui đùa, người già vẫn chọn giếng làng là nơi tập thể dục hoặc gặp gỡ trò chuyện những kỷ niệm ngày xưa vất vả".Bạn Hiền Anh (16 tuổi) cho biết: “Mỗi chiều đi học về em đều đi qua đây thì thấy mọi người tụ tập trò chuyện rất vui vẻ và trong lòng thấy quây quần ấm áp ạ. Bản thân em hôm nào được nghỉ cũng hay ra đây hóng gió.”Bên cạnh đó, ở quận Ba Đình (Hà Nội) đã cải tạo, tái hiện lại hình ảnh giếng làng rất độc đáo và mang hướng hiện đại ở tổ dân phố 3C phường Liễu Giai. Theo thông tin từ UBND quận Ba Đình, diện tích giếng làng đã bị thu hẹp rất nhiều do quá trình đô thị hoá, hiện chỉ còn miệng giếng nhỏ như giếng nhà. Vì vậy, ban Lãnh đạo quận Ba Đình đã quyết định tu sửa, cải tạo, phục dựng làm sân chơi cộng đồng nhằm tuyên truyền về giá trị văn hoá cổ xưa.Theo như người dân kể lại thì ở đây được đôn nền lên khoảng 70 - 80cm, tạo hình vòng tròn giống như một chiếc giếng. Phần giữa giếng được lát gạch màu xanh giống màu của nước. Phần miệng giếng còn sót lại được che lại bằng nắp giếng màu nâu.Bà Thanh Hà - người dân sinh sống tại đây chia sẻ: "Tôi rất vui khi giếng làng được cải tạo thành sân chơi cho mọi người nhưng vẫn giữ được nét đẹp ngày xưa. Họ xây đẹp, sạch sẽ chứ cứ để như trước thì phí quá. Cứ có thời gian rảnh tôi lại đưa cháu ra đây chơi".Giếng làng đã và đang cần được gìn giữ, khôi phục để nhắc nhở các thế hệ mai sau luôn nhớ về cội nguồn. Nó như là một chứng nhân của lịch sử, người dân còn gắn cho giếng làng những câu truyện, truyền thuyết, huyền thoại mang tính nhân văn thể hiện nét văn hóa tâm linh của cả cộng đồng.Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, giếng làng không còn giữ vai trò quan trọng như trước đây nữa, nhưng không vì thế mà người dân lãng quên giếng làng. Giếng làng vẫn được gìn giữ không chỉ là để bảo tồn một vẻ đẹp truyền thống trong văn hóa làng quê mà còn là cách để phát huy hồn cốt của vùng nông thôn. Việc gìn giữ giếng làng không chỉ vì một công trình dân sinh mà còn là giữ gìn một nét đẹp văn hóa tâm linh. Giếng làng vẫn tồn tại như một phần ký ức của người làng, rất cần được bảo tồn, phát huy trong đời sống hiện đại.
Giữa nội thành Hà Nội tại Phường Yên Nghĩa, (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) vẫn còn giữ lại ‘giếng làng’ mang vẻ đẹp cổ kính để thế hệ trẻ có thể mường tượng về hình ảnh làng quê xưa.
Giếng cổ làng Yên Lộ nằm ven đê Yên Nghĩa được cải tạo khang trang sạch sẽ, khuôn viên giếng cổ trở thành một công viên thu nhỏ thu hút người lớn trẻ nhỏ vui chơi, tập thể dục mỗi buổi chiều tà.
Giếng có đường kính miệng lên đến 30m, bề mặt bao phủ một diện tích 800m2. Độ sâu của giếng nước đạt 8m. Xung quanh giếng cổ được nâng cấp, tường bao được kè bằng đá ong từ dưới đáy giếng lên trên. Rêu bám từng mảng quanh miệng giếng minh chứng cho sự hoài cổ, lâu năm.
Ông Trần Văn Huyên chia sẻ: "Trong ký ức của tôi giếng làng không chỉ cung cấp nước mà còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Giếng làng là nơi chứng kiến bao sự kiện của làng, xóm từ thế hệ này qua thế hệ khác. (Hình ảnh rất làng quê giữa trưa hè, em nhỏ ngồi câu cá).
Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân trong làng không còn dùng nước từ giếng nữa mà chuyển sang sử dụng nước máy phục vụ sinh hoạt. Mỗi buổi chiều, trẻ con trong làng vẫn ra đây vui đùa, người già vẫn chọn giếng làng là nơi tập thể dục hoặc gặp gỡ trò chuyện những kỷ niệm ngày xưa vất vả".
Bạn Hiền Anh (16 tuổi) cho biết: “Mỗi chiều đi học về em đều đi qua đây thì thấy mọi người tụ tập trò chuyện rất vui vẻ và trong lòng thấy quây quần ấm áp ạ. Bản thân em hôm nào được nghỉ cũng hay ra đây hóng gió.”
Bên cạnh đó, ở quận Ba Đình (Hà Nội) đã cải tạo, tái hiện lại hình ảnh giếng làng rất độc đáo và mang hướng hiện đại ở tổ dân phố 3C phường Liễu Giai. Theo thông tin từ UBND quận Ba Đình, diện tích giếng làng đã bị thu hẹp rất nhiều do quá trình đô thị hoá, hiện chỉ còn miệng giếng nhỏ như giếng nhà. Vì vậy, ban Lãnh đạo quận Ba Đình đã quyết định tu sửa, cải tạo, phục dựng làm sân chơi cộng đồng nhằm tuyên truyền về giá trị văn hoá cổ xưa.
Theo như người dân kể lại thì ở đây được đôn nền lên khoảng 70 - 80cm, tạo hình vòng tròn giống như một chiếc giếng. Phần giữa giếng được lát gạch màu xanh giống màu của nước. Phần miệng giếng còn sót lại được che lại bằng nắp giếng màu nâu.
Bà Thanh Hà - người dân sinh sống tại đây chia sẻ: "Tôi rất vui khi giếng làng được cải tạo thành sân chơi cho mọi người nhưng vẫn giữ được nét đẹp ngày xưa. Họ xây đẹp, sạch sẽ chứ cứ để như trước thì phí quá. Cứ có thời gian rảnh tôi lại đưa cháu ra đây chơi".
Giếng làng đã và đang cần được gìn giữ, khôi phục để nhắc nhở các thế hệ mai sau luôn nhớ về cội nguồn. Nó như là một chứng nhân của lịch sử, người dân còn gắn cho giếng làng những câu truyện, truyền thuyết, huyền thoại mang tính nhân văn thể hiện nét văn hóa tâm linh của cả cộng đồng.
Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, giếng làng không còn giữ vai trò quan trọng như trước đây nữa, nhưng không vì thế mà người dân lãng quên giếng làng. Giếng làng vẫn được gìn giữ không chỉ là để bảo tồn một vẻ đẹp truyền thống trong văn hóa làng quê mà còn là cách để phát huy hồn cốt của vùng nông thôn. Việc gìn giữ giếng làng không chỉ vì một công trình dân sinh mà còn là giữ gìn một nét đẹp văn hóa tâm linh. Giếng làng vẫn tồn tại như một phần ký ức của người làng, rất cần được bảo tồn, phát huy trong đời sống hiện đại.