Hài cốt trong ngôi mộ " ma cà rồng" khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng thi thể trước đó đã được thiêu hủy và cải táng theo cách đặc biệt, một tập tục gắn liền với niềm tin rằng ai đó là ma cà rồng. Cụ thể, phần xương đùi bị lấy khỏi vị trí thông thường và đặt vắt chéo trên ngực. Hành động này được cho là để "ma cà rồng" trong mộ không thể sống dậy, đi lại và tấn công con người.Sau 2 thế kỷ, các nhà khoa học đã thành công trong việc trích xuất DNA để phục hồi chân dung "ma cà rồng" này, cũng như tiến hành nhiều nghiên cứu khác xung quanh cái chết nhuốm màu thần bí.Nhóm nghiên cứu từ công ty công nghệ DNA Parapon NanoLabs và Phòng thí nghiệm Nhận dạng DNA của Lực lượng vũ trang (AFDIL), một phần của Hệ thống Giám định y tế Lực lượng vũ trang Mỹ, kết luận rằng người đàn ông khoảng 55 tuổi và chết vì bệnh lao.DNA cho thấy "ma cà rồng" Connecticut sở hữu một khuôn mặt góc cạnh với làn da trắng và nhiều tàn nhang, mắt màu nâu hoặc nâu hạt dẻ, tóc nâu hoặc đen. Tất nhiên ông ta hoàn toàn là một con người về mặt di truyền. Một nghệ sĩ pháp y đã tái hiện lại chân dung ông sau 2 thế kỷ ngủ yên trong ngôi mộ bất thường.Việc trích xuất DNA từ những ngôi mộ cổ khá công phu và không phải lúc nào cũng thành công bởi vật liệu di truyền của con người có thể bị ảnh hưởng bởi vật liệu di truyền của vi khuẩn, nấm và các tạp chất khác từ môi trường. Tuy nhiên nếu thành công, đó sẽ là cả một kho báu khảo cổ, giúp "hồi sinh" người xưa để biết họ đã như thế nào.Người ta bắt đầu nghiên cứu hài cốt của John Barber từ năm 1990 khi quan tài của ông được tìm thấy ở một mỏ sỏi ở Griswold, bang Connecticut. Ông bị mất răng cửa hàm trên, điều đó càng chứng minh không hề có khả năng Barber là “ma cà rồng” có thể cắn cổ người khác để hút máu. Ông từng bị gãy xương đòn, viêm khớp và những dấu vết trên xương sườn cho thấy có lẽ Barber đã chết rất đau đớn do căn bệnh lao.Những phát hiện này đã làm sáng tỏ nỗi sợ ma cà rồng kỳ lạ ở New England - đặc biệt là Connecticut và đảo Rhode - vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, cũng như mối liên hệ của nó với dịch bệnh lao.Dịch lao lây lan nhanh chóng và đáng sợ, tuy nhiên người đương thời không biết về căn bệnh này và cho rằng những người chết trở thành ma cà rồng, đội mồ sống dậy, đi hút máu và lây truyền bệnh dịch cho người sống. Người mắc bệnh lao ho ra máu, nhợt nhạt, hốc hác, tím tái và có những ven máu nổi lên quanh miệng - có lẽ vì vậy mà họ bị cho là “ma cà rồng”.Vào thời đó, họ tin rằng ma cà rồng mạnh hơn sau khi chết và phải quật mộ để giết nó thêm một lần nữa. Ma cà rồng thường bị nghi là người trong nhà đã chết do bệnh dịch và quay lại lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình. Bởi vậy mà chính những người thân phải tiến hành nghi lễ quật mộ để trừ ma. Các chuyên gia đã ghi nhận khoảng 80 trường hợp tương tự, chủ yếu ở vùng nông thôn New England.Họ không muốn nhưng vẫn làm điều này trong tuyệt vọng và sợ hãi vì không còn cách nào khác để bảo vệ những người đang sống khỏi ma cà rồng.Cách tốt nhất để giết ma cà rồng là kiểm tra xác chết xem liệu có còn chất lỏng (máu) còn sót lại trong tim hay không. Nếu có, người chết được cho là ma cà rồng. Người ta sẽ lấy quả tim ra và đốt cháy, các thành viên trong gia đình phải hít khói thiêu để ngăn bệnh trở nên nặng hơn.Các vụ việc tương tự đã xuất hiện từ lâu ở châu Âu, nơi có nhiều trường hợp ghi nhận các xác chết bị đào lên, đốt cháy, sắp xếp lại các bộ phận, chặt đầu…Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.
Hài cốt trong ngôi mộ " ma cà rồng" khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng thi thể trước đó đã được thiêu hủy và cải táng theo cách đặc biệt, một tập tục gắn liền với niềm tin rằng ai đó là ma cà rồng. Cụ thể, phần xương đùi bị lấy khỏi vị trí thông thường và đặt vắt chéo trên ngực. Hành động này được cho là để "ma cà rồng" trong mộ không thể sống dậy, đi lại và tấn công con người.
Sau 2 thế kỷ, các nhà khoa học đã thành công trong việc trích xuất DNA để phục hồi chân dung "ma cà rồng" này, cũng như tiến hành nhiều nghiên cứu khác xung quanh cái chết nhuốm màu thần bí.
Nhóm nghiên cứu từ công ty công nghệ DNA Parapon NanoLabs và Phòng thí nghiệm Nhận dạng DNA của Lực lượng vũ trang (AFDIL), một phần của Hệ thống Giám định y tế Lực lượng vũ trang Mỹ, kết luận rằng người đàn ông khoảng 55 tuổi và chết vì bệnh lao.
DNA cho thấy "ma cà rồng" Connecticut sở hữu một khuôn mặt góc cạnh với làn da trắng và nhiều tàn nhang, mắt màu nâu hoặc nâu hạt dẻ, tóc nâu hoặc đen. Tất nhiên ông ta hoàn toàn là một con người về mặt di truyền. Một nghệ sĩ pháp y đã tái hiện lại chân dung ông sau 2 thế kỷ ngủ yên trong ngôi mộ bất thường.
Việc trích xuất DNA từ những ngôi mộ cổ khá công phu và không phải lúc nào cũng thành công bởi vật liệu di truyền của con người có thể bị ảnh hưởng bởi vật liệu di truyền của vi khuẩn, nấm và các tạp chất khác từ môi trường. Tuy nhiên nếu thành công, đó sẽ là cả một kho báu khảo cổ, giúp "hồi sinh" người xưa để biết họ đã như thế nào.
Người ta bắt đầu nghiên cứu hài cốt của John Barber từ năm 1990 khi quan tài của ông được tìm thấy ở một mỏ sỏi ở Griswold, bang Connecticut. Ông bị mất răng cửa hàm trên, điều đó càng chứng minh không hề có khả năng Barber là “ma cà rồng” có thể cắn cổ người khác để hút máu. Ông từng bị gãy xương đòn, viêm khớp và những dấu vết trên xương sườn cho thấy có lẽ Barber đã chết rất đau đớn do căn bệnh lao.
Những phát hiện này đã làm sáng tỏ nỗi sợ ma cà rồng kỳ lạ ở New England - đặc biệt là Connecticut và đảo Rhode - vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, cũng như mối liên hệ của nó với dịch bệnh lao.
Dịch lao lây lan nhanh chóng và đáng sợ, tuy nhiên người đương thời không biết về căn bệnh này và cho rằng những người chết trở thành ma cà rồng, đội mồ sống dậy, đi hút máu và lây truyền bệnh dịch cho người sống. Người mắc bệnh lao ho ra máu, nhợt nhạt, hốc hác, tím tái và có những ven máu nổi lên quanh miệng - có lẽ vì vậy mà họ bị cho là “ma cà rồng”.
Vào thời đó, họ tin rằng ma cà rồng mạnh hơn sau khi chết và phải quật mộ để giết nó thêm một lần nữa. Ma cà rồng thường bị nghi là người trong nhà đã chết do bệnh dịch và quay lại lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình. Bởi vậy mà chính những người thân phải tiến hành nghi lễ quật mộ để trừ ma. Các chuyên gia đã ghi nhận khoảng 80 trường hợp tương tự, chủ yếu ở vùng nông thôn New England.
Họ không muốn nhưng vẫn làm điều này trong tuyệt vọng và sợ hãi vì không còn cách nào khác để bảo vệ những người đang sống khỏi ma cà rồng.
Cách tốt nhất để giết ma cà rồng là kiểm tra xác chết xem liệu có còn chất lỏng (máu) còn sót lại trong tim hay không. Nếu có, người chết được cho là ma cà rồng. Người ta sẽ lấy quả tim ra và đốt cháy, các thành viên trong gia đình phải hít khói thiêu để ngăn bệnh trở nên nặng hơn.
Các vụ việc tương tự đã xuất hiện từ lâu ở châu Âu, nơi có nhiều trường hợp ghi nhận các xác chết bị đào lên, đốt cháy, sắp xếp lại các bộ phận, chặt đầu…