Cách ly cả một thành phố là một biện pháp triệt để trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ít ai biết rằng, cuộc cách ly y tế quy mô lớn đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử diễn ra ở thành phố Venice của Italia cách đây gần 700 năm.Cuộc cách ly ở Venice diễn ra khi đại dịch Cái Chết Đen đang đạt đến đỉnh điểm ở châu Âu. Được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, Cái Chết Đen đã giết 25 - 50 triệu người châu Âu từ năm 1346-1351.Giữa cuộc khủng hoảng dịch bệnh, nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh dịch hạch – nguồn gốc của Cái Chết Đen - qua các cảng biển, vào năm 1348 chính quyền thành phố Venice đã thành lập một hệ thống kiểm dịch y tế được tổ chức chặt chẽ.Khi đó, một hội đồng đặc biệt tại Venice đã được trao quyền quyết định chặn các tàu hàng và những người nhiễm bệnh tiếp cận vào thành phố trong vòng 40 ngày.Đồng thời, chính quyền Venice đã cho xây dựng một trung tâm cách ly trên một hòn đảo xa ở ngoài khơi và chuyển những người nhiễm bệnh tới đây. Những bệnh nhân nào sống sót sau 40 ngày cách ly trên đảo sẽ được đưa về đất liền.Người Italia gọi khoảng thời gian 40 ngày cách ly này là “quarantinario” - biến thể của từ “quaranta” tức là số 40 trong tiếng Italia. Sau này, người Anh đã mượn nó và biến thành từ “quarantine”, nghĩa là “cách ly”, “kiểm dịch”.Nhưng nỗ lực phòng bệnh mạnh mẽ của thành phố Venice rốt cục cũng không đủ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Cái Chết Đen vẫn tàn phá nặng nề thành phố này cùng phần lớn châu Âu, trước khi suy yếu và chấm dứt.Một sự trùng hợp đáng chú ý là vào thời điểm hiện tại, lịch sử dường như đang tái hiện ở Venice, khi thành phố này bị phong tỏa cùng toàn bộ đất nước Italia - tâm điểm của dịch bệnh COVID-19 ở châu Âu.Xem clip: Kinh nghiệm du lịch châu Âu giá rẻ.
Cách ly cả một thành phố là một biện pháp triệt để trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ít ai biết rằng, cuộc cách ly y tế quy mô lớn đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử diễn ra ở thành phố Venice của Italia cách đây gần 700 năm.
Cuộc cách ly ở Venice diễn ra khi đại dịch Cái Chết Đen đang đạt đến đỉnh điểm ở châu Âu. Được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, Cái Chết Đen đã giết 25 - 50 triệu người châu Âu từ năm 1346-1351.
Giữa cuộc khủng hoảng dịch bệnh, nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh dịch hạch – nguồn gốc của Cái Chết Đen - qua các cảng biển, vào năm 1348 chính quyền thành phố Venice đã thành lập một hệ thống kiểm dịch y tế được tổ chức chặt chẽ.
Khi đó, một hội đồng đặc biệt tại Venice đã được trao quyền quyết định chặn các tàu hàng và những người nhiễm bệnh tiếp cận vào thành phố trong vòng 40 ngày.
Đồng thời, chính quyền Venice đã cho xây dựng một trung tâm cách ly trên một hòn đảo xa ở ngoài khơi và chuyển những người nhiễm bệnh tới đây. Những bệnh nhân nào sống sót sau 40 ngày cách ly trên đảo sẽ được đưa về đất liền.
Người Italia gọi khoảng thời gian 40 ngày cách ly này là “quarantinario” - biến thể của từ “quaranta” tức là số 40 trong tiếng Italia. Sau này, người Anh đã mượn nó và biến thành từ “quarantine”, nghĩa là “cách ly”, “kiểm dịch”.
Nhưng nỗ lực phòng bệnh mạnh mẽ của thành phố Venice rốt cục cũng không đủ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Cái Chết Đen vẫn tàn phá nặng nề thành phố này cùng phần lớn châu Âu, trước khi suy yếu và chấm dứt.
Một sự trùng hợp đáng chú ý là vào thời điểm hiện tại, lịch sử dường như đang tái hiện ở Venice, khi thành phố này bị phong tỏa cùng toàn bộ đất nước Italia - tâm điểm của dịch bệnh COVID-19 ở châu Âu.
Xem clip: Kinh nghiệm du lịch châu Âu giá rẻ.