Bên cạnh việc đánh phá dữ dội tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn, tháng 10/1966, Hải quân Mỹ mở chiến dịch quy mô lớn với biệt danh là Sea Dragon ( Rồng biển) nhằm cắt đứt tuyến vận tải trên biển từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào miền Nam Việt Nam. Ảnh: Tuần dương hạm hạng nặng USS Boston (CAG-1) nã đại pháo oanh tạc vùng ven biển miền Bắc Việt Nam năm 1968. Ảnh: alamyMục tiêu chủ yếu của chiến dịch "Rồng biển" là đánh chặn, phá hủy các tàu vận tải của miền Bắc Việt Nam gồm những xà lan tự hành cỡ lớn tới thuyền buồm cỡ nhỏ. Ảnh: Hàng dài các quả bom xếp trên boong tàu sân bay USS America chuẩn bị nạp lên các máy bay cường kích A-7A Corsair II và A-6A Intruder chuẩn bị cho nhiệm vụ không kích mục tiêu ở Bắc Đồng Hới, miền Bắc Việt Nam trong khuôn khổ “Rồng biển”. Ảnh: Stars and StripesNgày mở đầu chiến dịch "Rồng biển" vào 25/10/1966 khi các tàu khu trục USS Mansfield (DD-728) và USS Hanson (DD-832) thuộc Hạm đội 7 bắt đầu bắn phá bờ biển tỉnh Quảng Trị. Trong ảnh, tuần dương hạm hạng nặng USS Canbberaa (CAG-2) nã pháo dữ dội nhắm mục tiêu ven bờ miền Bắc Việt Nam, ngày 20/5/1967. Ảnh: AlamyLúc cao điểm, Hạm đội 7 huy động tới 2 tuần dương hạm hạng nặng và 12 khu trục hạm lượn lờ dọc bờ biển miền Bắc Việt Nam, liên tục nã đại bác hạng nặng bắn sau vào trong đất liền. Mục tiêu mở rộng không chỉ tàu bè mà còn trạm radar, bến thuyền, xưởng sửa chữa và thậm chí là trận địa tên lửa đất đối không. Ảnh: history navy mil6 khẩu pháo hạng nặng 203mm trên tuần dương hạm USS Canberra (CA-70) đã được sử dụng "hết công suất", bắn hàng nghìn viên đạn vào bờ biển Việt Nam giai đoạn 1966-1968. Loại pháo này bắn đi những viên đạn nặng hơn 100kg, tầm bắn trên 27km. Ảnh: PinimgTuần dương hạm hạng nặng USS Boston đang được tiếp thêm đạn dược, năm 1967. Theo các tài liệu của Mỹ, trong thời gian tham gia chiến dịch "Rồng biển", con tàu bắn hàng nghìn viên đạn 200mm và 130mm vào bờ biển miền Bắc Việt Nam. Ảnh: IbiblioMột máy bay cường kích A-6A Intruder đang được kiểm tra kỹ thuật trên tàu sân bay USS America trước khi thực hiện phi vụ không kích thị xã Đồng Hới, Quảng Bình, tháng 7/1968. Ảnh: Stars and StripesTất nhiên là chiến dịch “Rồng biển” diễn ra không phải là “dễ như trở bàn tay”, lực lượng vũ trang miền Bắc Việt Nam chiến đấu đánh trả kiên cường mọi tàu chiến Mỹ áp sát bờ 20-30km bằng pháo bờ biển. Tính tới khi kết thúc chiến dịch tháng 10/1968, Mỹ thừa nhận có 29 tàu chiến bị hư hại do hỏa lực pháo bờ biển miền Bắc Việt Nam, 31 thủy thủ thương vong. Ảnh: Pháo binh miền Bắc Việt Nam oanh tạc dữ dội khu trục hạm USS Lynde McCormick (DDG 8) của Mỹ khi con tàu này vào đánh phá bờ biển. Ảnh: Getty ImagesVideo Lữ đoàn phòng thủ bờ 679 làm chủ vũ khí khí tài hiện đại. Nguồn: Truyền hình Hải quân
Bên cạnh việc đánh phá dữ dội tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn, tháng 10/1966, Hải quân Mỹ mở chiến dịch quy mô lớn với biệt danh là Sea Dragon ( Rồng biển) nhằm cắt đứt tuyến vận tải trên biển từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào miền Nam Việt Nam. Ảnh: Tuần dương hạm hạng nặng USS Boston (CAG-1) nã đại pháo oanh tạc vùng ven biển miền Bắc Việt Nam năm 1968. Ảnh: alamy
Mục tiêu chủ yếu của chiến dịch "Rồng biển" là đánh chặn, phá hủy các tàu vận tải của miền Bắc Việt Nam gồm những xà lan tự hành cỡ lớn tới thuyền buồm cỡ nhỏ. Ảnh: Hàng dài các quả bom xếp trên boong tàu sân bay USS America chuẩn bị nạp lên các máy bay cường kích A-7A Corsair II và A-6A Intruder chuẩn bị cho nhiệm vụ không kích mục tiêu ở Bắc Đồng Hới, miền Bắc Việt Nam trong khuôn khổ “Rồng biển”. Ảnh: Stars and Stripes
Ngày mở đầu chiến dịch "Rồng biển" vào 25/10/1966 khi các tàu khu trục USS Mansfield (DD-728) và USS Hanson (DD-832) thuộc Hạm đội 7 bắt đầu bắn phá bờ biển tỉnh Quảng Trị. Trong ảnh, tuần dương hạm hạng nặng USS Canbberaa (CAG-2) nã pháo dữ dội nhắm mục tiêu ven bờ miền Bắc Việt Nam, ngày 20/5/1967. Ảnh: Alamy
Lúc cao điểm, Hạm đội 7 huy động tới 2 tuần dương hạm hạng nặng và 12 khu trục hạm lượn lờ dọc bờ biển miền Bắc Việt Nam, liên tục nã đại bác hạng nặng bắn sau vào trong đất liền. Mục tiêu mở rộng không chỉ tàu bè mà còn trạm radar, bến thuyền, xưởng sửa chữa và thậm chí là trận địa tên lửa đất đối không. Ảnh: history navy mil
6 khẩu pháo hạng nặng 203mm trên tuần dương hạm USS Canberra (CA-70) đã được sử dụng "hết công suất", bắn hàng nghìn viên đạn vào bờ biển Việt Nam giai đoạn 1966-1968. Loại pháo này bắn đi những viên đạn nặng hơn 100kg, tầm bắn trên 27km. Ảnh: Pinimg
Tuần dương hạm hạng nặng USS Boston đang được tiếp thêm đạn dược, năm 1967. Theo các tài liệu của Mỹ, trong thời gian tham gia chiến dịch "Rồng biển", con tàu bắn hàng nghìn viên đạn 200mm và 130mm vào bờ biển miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Ibiblio
Một máy bay cường kích A-6A Intruder đang được kiểm tra kỹ thuật trên tàu sân bay USS America trước khi thực hiện phi vụ không kích thị xã Đồng Hới, Quảng Bình, tháng 7/1968. Ảnh: Stars and Stripes
Tất nhiên là chiến dịch “Rồng biển” diễn ra không phải là “dễ như trở bàn tay”, lực lượng vũ trang miền Bắc Việt Nam chiến đấu đánh trả kiên cường mọi tàu chiến Mỹ áp sát bờ 20-30km bằng pháo bờ biển. Tính tới khi kết thúc chiến dịch tháng 10/1968, Mỹ thừa nhận có 29 tàu chiến bị hư hại do hỏa lực pháo bờ biển miền Bắc Việt Nam, 31 thủy thủ thương vong. Ảnh: Pháo binh miền Bắc Việt Nam oanh tạc dữ dội khu trục hạm USS Lynde McCormick (DDG 8) của Mỹ khi con tàu này vào đánh phá bờ biển. Ảnh: Getty Images
Video Lữ đoàn phòng thủ bờ 679 làm chủ vũ khí khí tài hiện đại. Nguồn: Truyền hình Hải quân