Trong kiến trúc truyền thống Huế, bình phong là công trình mang tính phong thủy, có ý nghĩa như lá chắn bảo vệ cho một địa điểm cụ thể. Trong vô số bức bình phong từng được xây dựng ở Huế, bình phong của Cơ Mật Viện (nay là trụ sở của TT Bảo tồn di tích Cố đô Huế) mang những giá trị đặc biệt.Theo sử liệu của nhà Nguyễn, bức bình phong này được xây dựng trong khoảng từ năm 1899-1903, cùng với việc xây cất tòa Cơ Mật Viện mới của triều Nguyễn, sau khi triều đại này bị thực dân Pháp “bảo hộ”.Tổng diện tích toàn khu vực Cơ Mật Viện khoảng 3 ha. Bức bình phong nằm phía sau cổng chính xây kiểu tam quan, được nhà Huế học nổi tiếng người Pháp Leopold Cardière đánh giá rất cao và cho thể hiện lại rất công phu trong tác phẩm La Art Hué (Nghệ thuật Huế), xuất bản từ năm 1936.Theo các hình ảnh tư liệu và bản vẽ của L. Cadiere, bình phong được xây kiểu cuốn thư, trang trí tứ linh, chữ thọ và các biểu tượng truyền thống vô cùng tỉ mỉ, công phu, màu sắc lộng lẫy. Nó đã được lựa chọn làm bưu ảnh để giới thiệu về kinh đô Huế của triều Nguyễn.Đáng tiếc thay, sau năm 1945, khi Cơ Mật Viện thay đổi chức năng, người ta đã cải tạo tòa nhà chính và khuôn viên, sân vườn. Bức bình phong tuyệt đẹp trên đã bị đập bỏ.Năm 2000, tức gần một trăm năm trôi qua kể từ khi Cơ Mật Viện được xây dựng, công trình này được chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để quản lý và bảo tồn với tư cách là một di sản cấp quốc gia.Sau một thời gian dài nghiên cứu, tìm giải pháp, Trung tâm đã quyết định xây dựng dự án phục hồi bức bình phong lịch sử trên. Tháng 9/2009, công tác thám sát khảo cổ học được thực hiện, làm xuất lộ toàn bộ phần nền móng công trình, cung cấp thêm các thông tin cần thiết cho dự án.Quá trình nghiên cứu các nguồn tư liệu lịch sử và thám sát khảo cổ học đã đưa lại rất nhiều kết quả thú vị, đặc biệt là cách thiết kế đầy chất phong thủy của bức bình phong Cơ Mật Viện.Theo đó, bình phong này đặt cách cổng chính 3 trượng và cách tòa Cơ Mật Viện 30 trượng, có các số đo cực đẹp tính theo cây thước phong thủy: Tổng chiều dài là 20 thước (7,680 mét), cao 12 thước (4,608 mét), dày tại chân đế 2 thước (0,767 mét).Việc nghiên cứu phục hồi các họa tiết trang trí được tiến hành hết sức cẩn trọng, công phu, và việc thi công chỉ được tiến hành sau khi dự án được Hội đồng Khoa học Nghệ thuật của Trung tâm (cấp cơ sở) và Hội đồng Khoa học của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, phê duyệt.Sau gần 6 tháng thi công, công trình đã chính thức được khánh thành vào tháng 8/2010, đánh dấu sự hồi sinh của một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, và còn hơn thế, đó là sự hồi sinh của một di sản tưởng đã mất đi vĩnh viễn.Điều đáng nói nữa là sau khi phục hồi công trình này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã “đòi” lại được và trả về đúng vị trí cũ chiếc đỉnh đồng đúc thời Thành Thái vốn được triều Nguyễn cho đặt ngay sau bức bình phong.Bình - đỉnh lại thành đôi để hợp lực cùng nhau giữ yên cho cuộc đất. Đối với di sản Huế, đây thực là sự kiện “song hỉ lâm môn”... (Bài có sử dụng tư liệu của TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH & TT tỉnh Thừa Thiên Huế).Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.
Trong kiến trúc truyền thống Huế, bình phong là công trình mang tính phong thủy, có ý nghĩa như lá chắn bảo vệ cho một địa điểm cụ thể. Trong vô số bức bình phong từng được xây dựng ở Huế, bình phong của Cơ Mật Viện (nay là trụ sở của TT Bảo tồn di tích Cố đô Huế) mang những giá trị đặc biệt.
Theo sử liệu của nhà Nguyễn, bức bình phong này được xây dựng trong khoảng từ năm 1899-1903, cùng với việc xây cất tòa Cơ Mật Viện mới của triều Nguyễn, sau khi triều đại này bị thực dân Pháp “bảo hộ”.
Tổng diện tích toàn khu vực Cơ Mật Viện khoảng 3 ha. Bức bình phong nằm phía sau cổng chính xây kiểu tam quan, được nhà Huế học nổi tiếng người Pháp Leopold Cardière đánh giá rất cao và cho thể hiện lại rất công phu trong tác phẩm La Art Hué (Nghệ thuật Huế), xuất bản từ năm 1936.
Theo các hình ảnh tư liệu và bản vẽ của L. Cadiere, bình phong được xây kiểu cuốn thư, trang trí tứ linh, chữ thọ và các biểu tượng truyền thống vô cùng tỉ mỉ, công phu, màu sắc lộng lẫy. Nó đã được lựa chọn làm bưu ảnh để giới thiệu về kinh đô Huế của triều Nguyễn.
Đáng tiếc thay, sau năm 1945, khi Cơ Mật Viện thay đổi chức năng, người ta đã cải tạo tòa nhà chính và khuôn viên, sân vườn. Bức bình phong tuyệt đẹp trên đã bị đập bỏ.
Năm 2000, tức gần một trăm năm trôi qua kể từ khi Cơ Mật Viện được xây dựng, công trình này được chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để quản lý và bảo tồn với tư cách là một di sản cấp quốc gia.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, tìm giải pháp, Trung tâm đã quyết định xây dựng dự án phục hồi bức bình phong lịch sử trên. Tháng 9/2009, công tác thám sát khảo cổ học được thực hiện, làm xuất lộ toàn bộ phần nền móng công trình, cung cấp thêm các thông tin cần thiết cho dự án.
Quá trình nghiên cứu các nguồn tư liệu lịch sử và thám sát khảo cổ học đã đưa lại rất nhiều kết quả thú vị, đặc biệt là cách thiết kế đầy chất phong thủy của bức bình phong Cơ Mật Viện.
Theo đó, bình phong này đặt cách cổng chính 3 trượng và cách tòa Cơ Mật Viện 30 trượng, có các số đo cực đẹp tính theo cây thước phong thủy: Tổng chiều dài là 20 thước (7,680 mét), cao 12 thước (4,608 mét), dày tại chân đế 2 thước (0,767 mét).
Việc nghiên cứu phục hồi các họa tiết trang trí được tiến hành hết sức cẩn trọng, công phu, và việc thi công chỉ được tiến hành sau khi dự án được Hội đồng Khoa học Nghệ thuật của Trung tâm (cấp cơ sở) và Hội đồng Khoa học của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, phê duyệt.
Sau gần 6 tháng thi công, công trình đã chính thức được khánh thành vào tháng 8/2010, đánh dấu sự hồi sinh của một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, và còn hơn thế, đó là sự hồi sinh của một di sản tưởng đã mất đi vĩnh viễn.
Điều đáng nói nữa là sau khi phục hồi công trình này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã “đòi” lại được và trả về đúng vị trí cũ chiếc đỉnh đồng đúc thời Thành Thái vốn được triều Nguyễn cho đặt ngay sau bức bình phong.
Bình - đỉnh lại thành đôi để hợp lực cùng nhau giữ yên cho cuộc đất. Đối với di sản Huế, đây thực là sự kiện “song hỉ lâm môn”... (Bài có sử dụng tư liệu của TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH & TT tỉnh Thừa Thiên Huế).
Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.