Ra mắt năm 1960, tàu ngầm tấn công K-8 thuộc Đề án 627A Kit (lớp November), từng được coi là niềm tự hào của Hải quân Liên Xô.Sau 10 năm hoạt động, con tàu đã chấm dứt sự tồn tại trong một sự cố nghiêm trọng. Đây là một trong những thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử thế giới.Cụ thể, trong chuyến ra khơi ngày 8/4/1970, một đám cháy đã bùng lên trên khoang tàu ngầm K-8. Thuyền trưởng ra lệnh tắt lò phản ứng hạt nhân và rời bỏ con tàu.Khi một tàu kéo đến hiện trường, 75 thủy thủ trở lại tàu trong nỗ lực đưa tàu K-8 về căn cứ. Tuy nhiên, tàu bị đứt neo và mất kiểm soát trong điều kiện biển động mạnh.Những thủy thủ trở lại tàu đã ngộ độc khí CO2 trước khi lực lượng cứu hộ có thể tiếp cận. Chỉ có 23 người được cứu sống, 52 người thiệt mạng vì ngạt khí.Tàu ngầm K-8 sau đó chìm xuống đáy biển cùng 4 ngư lôi hạt nhân ở độ sâu 4.680 m và cách Tây Ban Nha 490 km về phía Tây Bắc. Độ sâu quá lớn khiến việc trục vớt con tàu gần như không thể.Cho đến nay, khu vực tàu ngầm K-8 chìm vẫn được theo dõi để ngăn ngừa sự rò rỉ phóng xạ từ các đầu đạn hạt nhân nằm dưới đáy biển gây hại cho môi trường.Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.
Ra mắt năm 1960, tàu ngầm tấn công K-8 thuộc Đề án 627A Kit (lớp November), từng được coi là niềm tự hào của Hải quân Liên Xô.
Sau 10 năm hoạt động, con tàu đã chấm dứt sự tồn tại trong một sự cố nghiêm trọng. Đây là một trong những thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử thế giới.
Cụ thể, trong chuyến ra khơi ngày 8/4/1970, một đám cháy đã bùng lên trên khoang tàu ngầm K-8. Thuyền trưởng ra lệnh tắt lò phản ứng hạt nhân và rời bỏ con tàu.
Khi một tàu kéo đến hiện trường, 75 thủy thủ trở lại tàu trong nỗ lực đưa tàu K-8 về căn cứ. Tuy nhiên, tàu bị đứt neo và mất kiểm soát trong điều kiện biển động mạnh.
Những thủy thủ trở lại tàu đã ngộ độc khí CO2 trước khi lực lượng cứu hộ có thể tiếp cận. Chỉ có 23 người được cứu sống, 52 người thiệt mạng vì ngạt khí.
Tàu ngầm K-8 sau đó chìm xuống đáy biển cùng 4 ngư lôi hạt nhân ở độ sâu 4.680 m và cách Tây Ban Nha 490 km về phía Tây Bắc. Độ sâu quá lớn khiến việc trục vớt con tàu gần như không thể.
Cho đến nay, khu vực tàu ngầm K-8 chìm vẫn được theo dõi để ngăn ngừa sự rò rỉ phóng xạ từ các đầu đạn hạt nhân nằm dưới đáy biển gây hại cho môi trường.
Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.