Tấm đất sét có tên Imago Mundi là một hiện vật quan trọng của người Babylon. Được tạo ra từ 2.600 - 2.900 năm trước, các nhà nghiên cứu cho hay đã giải mã được nội dung trên Imago Mundi. Từ lâu, nó được cho là tấm bản đồ cổ nhất thế giới. Ảnh: The British Museum.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc giải mã Imago Mundi giúp làm sáng tỏ những bí ẩn về tín ngưỡng và hiểu biết của người Babylon về thế giới, bao gồm địa lý của nhiều nơi trên Trái đất. Ảnh: Youtube/The British Museum.Trên tấm đất sét Imago Mundi có hình tròn và được chia thành hai vòng tròn đồng tâm. Những đoạn văn bản trên hiện vật cổ xưa này được biết bằng chữ hình nêm - một hệ thống chữ viết cổ sử dụng các ký hiệu hình nêm - mô tả sự sáng tạo ban đầu của thế giới. Ảnh: Youtube/The British Museum.Bản đồ trên tấm đất sét Imago Mundi mô tả Lưỡng Hà - hay vùng đất "giữa các con sông" - một khu vực lịch sử ở Trung Đông được cho là toàn bộ "thế giới đã biết" vào thời điểm đó. Tấm bản đồ cũng xác nhận niềm tin của người Babylon vào Thần sáng tạo vĩ đại là Marduk và các sinh vật và quái vật thần thoại như người bọ cạp và Anzu - loài chim có đầu sư tử. Ảnh: Youtube/The British Museum.Ở trung tâm phía dưới của bản đồ là Lưỡng Hà. Điều khiến giới nghiên cứu chú ý nhiều là hai vòng tròn bao quanh thành phố. "Vòng tròn kép rất quan trọng vì nó có chữ hình nêm ghi là "sông đắng" và dòng nước này được cho là bao quanh thế giới đã biết" - chuyên gia Bảo tàng Anh, tiến sĩ Irving Finkel cho biết trong một video trên Youtube. Ảnh: Youtube/The British Museum.Nhóm nghiên cứu đã xác nhận vòng tròn trên tấm bia đá bao quanh Lưỡng Hà ủng hộ niềm tin của người Babylon rằng, khu vực này là trung tâm của thế giới. Dù vậy, họ vẫn hiểu rằng, Lưỡng Hà là một phần của một vùng đất rộng lớn hơn. Ảnh: Universal History Archive via Getty Images.Tấm đất sét Imago Mundi còn mô tả một con sông khác - sông Euphrates - cắt qua Lưỡng Hà cổ đại từ Bắc vào Nam, nối liền "sông đắng". Theo tiến sĩ Irving, đó là một vành đai nước rất quan trọng. Người Babylon đã có ý tưởng về ranh giới của thế giới nơi họ sinh sống vào khoảng thế kỷ 6. Ảnh: thearchaeologist.Những dòng chữ hình nêm trên tấm bản đồ cổ này có điểm tên thành phố hoặc bộ tộc từng sinh sống ở đó, bao gồm: Assyria, Der và Urartu. Ngoài ra, người Babylon còn vẽ các hình tam giác ở góc phải của tấm đất sét thể hiện điểm kỳ diệu và bí ẩn đối với họ. Ảnh: British Museum.Theo các nhà nghiên cứu, Imago Mundi được tạo ra vào thời điểm Đế chế Babylon là quốc gia dẫn đầu về những thành tựu trong kiến trúc, văn hóa, toán học và khoa học. Tấm đất sét trên được nhà khảo cổ học nổi tiếng Hormuzd Rassam phát hiện vào năm 1882 tại Sippar - một thành phố cổ của Babylon ở Iraq ngày nay. Ảnh: Collector/Getty Images.Mặc dù nhà khảo cổ Rassam đã phát hiện ra tấm đất sét này cách đây gần 150 năm nhưng Imago Mundi luôn được đặt trong hộp đựng những phát hiện khai quật của ông cho đến khi nó được phát hiện lại ở Iraq cách đây 29 năm. Hiện cổ vật quý giá này được lưu giữ tại Bảo tàng Anh ở London. Ảnh: Youtube/The British Museum.Mời độc giả xem video: Chuyên gia hoang mang phát hiện cổ vật khổng lồ 300.000 năm.
Tấm đất sét có tên Imago Mundi là một hiện vật quan trọng của người Babylon. Được tạo ra từ 2.600 - 2.900 năm trước, các nhà nghiên cứu cho hay đã giải mã được nội dung trên Imago Mundi. Từ lâu, nó được cho là tấm bản đồ cổ nhất thế giới. Ảnh: The British Museum.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc giải mã Imago Mundi giúp làm sáng tỏ những bí ẩn về tín ngưỡng và hiểu biết của người Babylon về thế giới, bao gồm địa lý của nhiều nơi trên Trái đất. Ảnh: Youtube/The British Museum.
Trên tấm đất sét Imago Mundi có hình tròn và được chia thành hai vòng tròn đồng tâm. Những đoạn văn bản trên hiện vật cổ xưa này được biết bằng chữ hình nêm - một hệ thống chữ viết cổ sử dụng các ký hiệu hình nêm - mô tả sự sáng tạo ban đầu của thế giới. Ảnh: Youtube/The British Museum.
Bản đồ trên tấm đất sét Imago Mundi mô tả Lưỡng Hà - hay vùng đất "giữa các con sông" - một khu vực lịch sử ở Trung Đông được cho là toàn bộ "thế giới đã biết" vào thời điểm đó. Tấm bản đồ cũng xác nhận niềm tin của người Babylon vào Thần sáng tạo vĩ đại là Marduk và các sinh vật và quái vật thần thoại như người bọ cạp và Anzu - loài chim có đầu sư tử. Ảnh: Youtube/The British Museum.
Ở trung tâm phía dưới của bản đồ là Lưỡng Hà. Điều khiến giới nghiên cứu chú ý nhiều là hai vòng tròn bao quanh thành phố. "Vòng tròn kép rất quan trọng vì nó có chữ hình nêm ghi là "sông đắng" và dòng nước này được cho là bao quanh thế giới đã biết" - chuyên gia Bảo tàng Anh, tiến sĩ Irving Finkel cho biết trong một video trên Youtube. Ảnh: Youtube/The British Museum.
Nhóm nghiên cứu đã xác nhận vòng tròn trên tấm bia đá bao quanh Lưỡng Hà ủng hộ niềm tin của người Babylon rằng, khu vực này là trung tâm của thế giới. Dù vậy, họ vẫn hiểu rằng, Lưỡng Hà là một phần của một vùng đất rộng lớn hơn. Ảnh: Universal History Archive via Getty Images.
Tấm đất sét Imago Mundi còn mô tả một con sông khác - sông Euphrates - cắt qua Lưỡng Hà cổ đại từ Bắc vào Nam, nối liền "sông đắng". Theo tiến sĩ Irving, đó là một vành đai nước rất quan trọng. Người Babylon đã có ý tưởng về ranh giới của thế giới nơi họ sinh sống vào khoảng thế kỷ 6. Ảnh: thearchaeologist.
Những dòng chữ hình nêm trên tấm bản đồ cổ này có điểm tên thành phố hoặc bộ tộc từng sinh sống ở đó, bao gồm: Assyria, Der và Urartu. Ngoài ra, người Babylon còn vẽ các hình tam giác ở góc phải của tấm đất sét thể hiện điểm kỳ diệu và bí ẩn đối với họ. Ảnh: British Museum.
Theo các nhà nghiên cứu, Imago Mundi được tạo ra vào thời điểm Đế chế Babylon là quốc gia dẫn đầu về những thành tựu trong kiến trúc, văn hóa, toán học và khoa học. Tấm đất sét trên được nhà khảo cổ học nổi tiếng Hormuzd Rassam phát hiện vào năm 1882 tại Sippar - một thành phố cổ của Babylon ở Iraq ngày nay. Ảnh: Collector/Getty Images.
Mặc dù nhà khảo cổ Rassam đã phát hiện ra tấm đất sét này cách đây gần 150 năm nhưng Imago Mundi luôn được đặt trong hộp đựng những phát hiện khai quật của ông cho đến khi nó được phát hiện lại ở Iraq cách đây 29 năm. Hiện cổ vật quý giá này được lưu giữ tại Bảo tàng Anh ở London. Ảnh: Youtube/The British Museum.
Mời độc giả xem video: Chuyên gia hoang mang phát hiện cổ vật khổng lồ 300.000 năm.