Gật đầu 5-10 độ. Kiểu chào này được sử dụng khi gặp bạn bè hoặc người thân thích, hoặc đối với người có địa vị xã hội thấp hơn, như lãnh đạo chào nhân viên, giáo viên chào học sinh. Ảnh: ClipartFest.Kiểu gật đầu nhẹ này cũng được sử dụng trong trường hợp xin sự lượng thứ của người khác, như khi đang đi trên đường mà lỡ va phải ai đó hay vào phòng quên gõ cửa. Ảnh: Japan Culture. Kiểu Eshaku. Eshaku là cúi người 15 - 20 độ, sử dụng trong xã giao hàng ngày, đối với những người ngang mình, người có quen biết nhưng không thân mật, hoặc chào hỏi trước các cuộc thi đấu thể thao.Trong kinh doanh, người Nhật cũng thực hiện nghi thức cúi chào Eshaku, có thể kèm theo câu nói “irasshaimase” (kính chào quý khách) để bày tỏ sự cảm tạ với khách hàng đã đến với mình. Ảnh: Soha. Kiểu Keirei. Keirei là cúi người khoảng 30 - 35 độ, mang sắc thái trang trọng. Kiểu chào Nhật Bản này được dùng khi gặp sếp hoặc ai đó có địa vị xã hội cao hơn, nhưng cũng áp dụng cho cả người bạn mới gặp lần đầu. Ảnh: Wasabi.Khi nhận danh thiếp hay quà từ ai đó, người Nhật nhận bằng hai tay, cúi đầu 30 độ và giữ vật nhận tầm 1 giây. Ảnh: The Japan Times. Kiểu Saikeirei. Saikeirei là cúi người 45 - 60 độ, được sử dụng khi muốn cảm ơn từ đáy lòng hoặc xin lỗi chân thành ai đó. Ảnh: YouTube.Kiểu cúi chào Saikeirei cũng được thực hiện trước bàn thờ trong các đền chùa, trước Quốc kỳ, khi gặp các yếu nhân như nghị sĩ, nguyên thủ quốc gia, Thiên Hoàng. Ảnh: Japan Culture. Cúi đầu sát đất. Kiểu chào cúi đầu sát đất thể hiện sự tôn kính cao độ, không phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Kiểu chào này thường được thực hiện trong các hoạt động mang tính truyền thống như trong Trà đạo, nghề geisha hay một số môn võ. Ảnh: Alamy. Dogeza. Dogeza là dập đầu xuống đất để thể hiện sự sám hối trước lỗi lầm lớn hoặc cầu xin ân huệ từ người đối diện. Ảnh: What a Feeling Japan.
Gật đầu 5-10 độ. Kiểu chào này được sử dụng khi gặp bạn bè hoặc người thân thích, hoặc đối với người có địa vị xã hội thấp hơn, như lãnh đạo chào nhân viên, giáo viên chào học sinh. Ảnh: ClipartFest.
Kiểu gật đầu nhẹ này cũng được sử dụng trong trường hợp xin sự lượng thứ của người khác, như khi đang đi trên đường mà lỡ va phải ai đó hay vào phòng quên gõ cửa. Ảnh: Japan Culture.
Kiểu Eshaku. Eshaku là cúi người 15 - 20 độ, sử dụng trong xã giao hàng ngày, đối với những người ngang mình, người có quen biết nhưng không thân mật, hoặc chào hỏi trước các cuộc thi đấu thể thao.
Trong kinh doanh, người Nhật cũng thực hiện nghi thức cúi chào Eshaku, có thể kèm theo câu nói “irasshaimase” (kính chào quý khách) để bày tỏ sự cảm tạ với khách hàng đã đến với mình. Ảnh: Soha.
Kiểu Keirei. Keirei là cúi người khoảng 30 - 35 độ, mang sắc thái trang trọng. Kiểu chào Nhật Bản này được dùng khi gặp sếp hoặc ai đó có địa vị xã hội cao hơn, nhưng cũng áp dụng cho cả người bạn mới gặp lần đầu. Ảnh: Wasabi.
Khi nhận danh thiếp hay quà từ ai đó, người Nhật nhận bằng hai tay, cúi đầu 30 độ và giữ vật nhận tầm 1 giây. Ảnh: The Japan Times.
Kiểu Saikeirei. Saikeirei là cúi người 45 - 60 độ, được sử dụng khi muốn cảm ơn từ đáy lòng hoặc xin lỗi chân thành ai đó. Ảnh: YouTube.
Kiểu cúi chào Saikeirei cũng được thực hiện trước bàn thờ trong các đền chùa, trước Quốc kỳ, khi gặp các yếu nhân như nghị sĩ, nguyên thủ quốc gia, Thiên Hoàng. Ảnh: Japan Culture.
Cúi đầu sát đất. Kiểu chào cúi đầu sát đất thể hiện sự tôn kính cao độ, không phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Kiểu chào này thường được thực hiện trong các hoạt động mang tính truyền thống như trong Trà đạo, nghề geisha hay một số môn võ. Ảnh: Alamy.
Dogeza. Dogeza là dập đầu xuống đất để thể hiện sự sám hối trước lỗi lầm lớn hoặc cầu xin ân huệ từ người đối diện. Ảnh: What a Feeling Japan.