Một trong hai lăng mộ bị đồn mang " lời nguyền chết chóc" được nhiều người biết đến là nơi chôn cất của pharaoh Tutankhamun. Lăng mộ của nhà vua Ai Cập này được nhóm của nhà khảo cổ người Anh Howard Carter phát hiện tại Thung lũng các vị Vua năm 1922.Theo ông Carter, lăng mộ của pharaoh Tutankhamun còn gần như nguyên vẹn theo thời gian. Nhờ đó, họ tìm thấy xác ướp của nhà vua nổi tiếng Ai Cập cùng kho báu tùy táng giá trị với hơn 5.000 cổ vật quý hiếm.Tuy nhiên, kể từ năm 1923 cho đến năm 1929, 22 nhà khảo cổ lần lượt qua đời một cách bí ẩn sau khi khai quật lăng mộ pharaoh Tutankhamun khiến công chúng càng tin rằng "lời nguyền chết chóc" đã ứng nghiệm. Theo quan điểm này, do các nhà khảo cổ quấy nhiễu giấc ngủ ngàn thu của Tutankhamun nên ông hoàng này đã "trút giận" và gây ra những cái chết trên.Đến những năm 1970, cuộc khai quật lăng mộ của nhà vua Ba Lan Casimir IV Jagiellon gây xôn xao dư luận khi được cho là "đánh thức"
lời nguyền rùng rợn.Theo các ghi chép, Giáo hoàng John Paul II khi đó đã cho phép một nhóm gồm 12 nhà nghiên cứu mở lăng mộ, kiểm tra hài cốt của vua Casimir. Trước đó, lăng mộ được niêm phong kín.Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Guy's King và St. Thomas cho hay trong số 12 nhà khoa học có mặt khi lăng mộ của vua Casimir được mở ra, 10 người sau đó lần lượt qua đời chỉ trong vòng vài tuần sau đó.Cái chết của 10 nhà khoa học này được cho là do "lời nguyền chết chóc" khi mở lăng mộ của vua Casimir giống như khi khai quật nơi chôn cất pharaoh Tutankhamun.Để giải mã bí ẩn này, các chuyên gia tại Trường Y khoa Guy's King và St. Thomas đã khám nghiệm tử thi các nhà khoa học trên và phát hiện bên trong cơ thể của họ có nhiều bào tử nấm. Những bào tử nấm này có nguồn gốc từ không khí bên trong lăng mộ.Nhiệt độ và độ ẩm bên trong lăng mộ vô cùng thích hợp cho sự phát triển của tế bào nấm. Sau nhiều thế kỷ, những bào tử nấm vô cùng độc hại, nguy hiểm. Khi các nhà khoa học tiến vào và tiếp xúc với những bào tử nấm đó sẽ nhiễm mầm bệnh dẫn đến mắc các bệnh nguy hiểm và mất mạng.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nấm Aspergillus Flavus được phát hiện trong quan tài của Vua Casimir cũng như trên ngũ cốc và lúa mì. Khi khai quật lăng mộ của pharaoh Tutankhamun, các chuyên gia cũng tìm thấy nhiều loại lương thực tương tự như ở nơi chôn cất của Vua Casimir. Điều này khiến họ nghi ngờ loại nấm Aspergillus Flavus có thể là "thủ phạm" gây ra cái chết của 22 người tham gia mở mộ pharaoh Tutankhamun.Mời độc giả xem video: "Lời nguyền" chưa lời giải ở nơi 1 mét vuông gặp 5 con rắn độc.
Một trong hai lăng mộ bị đồn mang " lời nguyền chết chóc" được nhiều người biết đến là nơi chôn cất của pharaoh Tutankhamun. Lăng mộ của nhà vua Ai Cập này được nhóm của nhà khảo cổ người Anh Howard Carter phát hiện tại Thung lũng các vị Vua năm 1922.
Theo ông Carter, lăng mộ của pharaoh Tutankhamun còn gần như nguyên vẹn theo thời gian. Nhờ đó, họ tìm thấy xác ướp của nhà vua nổi tiếng Ai Cập cùng kho báu tùy táng giá trị với hơn 5.000 cổ vật quý hiếm.
Tuy nhiên, kể từ năm 1923 cho đến năm 1929, 22 nhà khảo cổ lần lượt qua đời một cách bí ẩn sau khi khai quật lăng mộ pharaoh Tutankhamun khiến công chúng càng tin rằng "lời nguyền chết chóc" đã ứng nghiệm. Theo quan điểm này, do các nhà khảo cổ quấy nhiễu giấc ngủ ngàn thu của Tutankhamun nên ông hoàng này đã "trút giận" và gây ra những cái chết trên.
Đến những năm 1970, cuộc khai quật lăng mộ của nhà vua Ba Lan Casimir IV Jagiellon gây xôn xao dư luận khi được cho là "đánh thức"
lời nguyền rùng rợn.
Theo các ghi chép, Giáo hoàng John Paul II khi đó đã cho phép một nhóm gồm 12 nhà nghiên cứu mở lăng mộ, kiểm tra hài cốt của vua Casimir. Trước đó, lăng mộ được niêm phong kín.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Guy's King và St. Thomas cho hay trong số 12 nhà khoa học có mặt khi lăng mộ của vua Casimir được mở ra, 10 người sau đó lần lượt qua đời chỉ trong vòng vài tuần sau đó.
Cái chết của 10 nhà khoa học này được cho là do "lời nguyền chết chóc" khi mở lăng mộ của vua Casimir giống như khi khai quật nơi chôn cất pharaoh Tutankhamun.
Để giải mã bí ẩn này, các chuyên gia tại Trường Y khoa Guy's King và St. Thomas đã khám nghiệm tử thi các nhà khoa học trên và phát hiện bên trong cơ thể của họ có nhiều bào tử nấm. Những bào tử nấm này có nguồn gốc từ không khí bên trong lăng mộ.
Nhiệt độ và độ ẩm bên trong lăng mộ vô cùng thích hợp cho sự phát triển của tế bào nấm. Sau nhiều thế kỷ, những bào tử nấm vô cùng độc hại, nguy hiểm. Khi các nhà khoa học tiến vào và tiếp xúc với những bào tử nấm đó sẽ nhiễm mầm bệnh dẫn đến mắc các bệnh nguy hiểm và mất mạng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nấm Aspergillus Flavus được phát hiện trong quan tài của Vua Casimir cũng như trên ngũ cốc và lúa mì. Khi khai quật lăng mộ của pharaoh Tutankhamun, các chuyên gia cũng tìm thấy nhiều loại lương thực tương tự như ở nơi chôn cất của Vua Casimir. Điều này khiến họ nghi ngờ loại nấm Aspergillus Flavus có thể là "thủ phạm" gây ra cái chết của 22 người tham gia mở mộ pharaoh Tutankhamun.
Mời độc giả xem video: "Lời nguyền" chưa lời giải ở nơi 1 mét vuông gặp 5 con rắn độc.