Trị vì Ai Cập từ năm 51 đến năm 30 trước Công nguyên, nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng là phụ nữ xinh đẹp và thông minh.Bà hoàng Cleopatra bị cuốn vào những cuộc chiến tranh đoạt quyền lực của đế chế La Mã giữa các các phe phái.Sau khi người tình là danh tướng Antonius qua đời, Cleopatra tự kết liễu tính mạng bằng vết cắn chí mạng của một con rắn hổ mang độc.Trong nhiều tài liệu lịch sử, con rắn hổ mang cướp đi tính mạng của nữ hoàng Cleopatra đã được giấu trong giỏ quả sung khi được mang vào phòng của bà.Không chỉ nữ hoàng Cleopatra, hai người hầu của bà cũng bị con rắn độc này cắn chết.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đồng tình với giả thuyết nữ hoàng Cleopatra chết vì bị rắn độc cắn. Theo đó, họ đưa ra một số lập luận và dẫn chứng khá hợp lý.Cụ thể, các chuyên gia chỉ ra loài rắn hổ mang gây ra cái chết của nữ hoàng Cleopatra và 2 tỳ nữ thường có kích thước lớn với chiều dài dao động từ 1,5 - 2,5m. Do vậy, nó khó có thể được giấu trong giỏ quả sung.Theo các nhà nghiên cứu, nọc độc của rắn hổ mang vô cùng nguy hiểm khi nó có thể khiến nạn nhân tử vong. Tuy nhiên, rắn hổ mang giữ nọc độc để bảo vệ bản thân, khi săn mồi hoặc gặp nguy hiểm.Vì vậy, dù người ta đưa con rắn hổ mang thành công vào trong cung của nữ hoàng Cleopatra thì con vật này cũng không thể giết 3 người liên tiếp bằng những vết cắn chí mạng.Xuất phát từ điều này, nhiều người cho rằng Cleopatra không tự sát bằng rắn hổ mang. Thay vào đó, bà hoàng này có thể bị Octavian giết hại để chiếm đoạt quyền lực.
Mời độc giả xem video: Nữ hoàng Anh: "Hoàng tử bé đem lại hy vọng mới" (nguồn: VTC14).
Trị vì Ai Cập từ năm 51 đến năm 30 trước Công nguyên, nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng là phụ nữ xinh đẹp và thông minh.
Bà hoàng Cleopatra bị cuốn vào những cuộc chiến tranh đoạt quyền lực của đế chế La Mã giữa các các phe phái.
Sau khi người tình là danh tướng Antonius qua đời, Cleopatra tự kết liễu tính mạng bằng vết cắn chí mạng của một con rắn hổ mang độc.
Trong nhiều tài liệu lịch sử, con rắn hổ mang cướp đi tính mạng của nữ hoàng Cleopatra đã được giấu trong giỏ quả sung khi được mang vào phòng của bà.
Không chỉ nữ hoàng Cleopatra, hai người hầu của bà cũng bị con rắn độc này cắn chết.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đồng tình với giả thuyết nữ hoàng Cleopatra chết vì bị rắn độc cắn. Theo đó, họ đưa ra một số lập luận và dẫn chứng khá hợp lý.
Cụ thể, các chuyên gia chỉ ra loài rắn hổ mang gây ra cái chết của nữ hoàng Cleopatra và 2 tỳ nữ thường có kích thước lớn với chiều dài dao động từ 1,5 - 2,5m. Do vậy, nó khó có thể được giấu trong giỏ quả sung.
Theo các nhà nghiên cứu, nọc độc của rắn hổ mang vô cùng nguy hiểm khi nó có thể khiến nạn nhân tử vong. Tuy nhiên, rắn hổ mang giữ nọc độc để bảo vệ bản thân, khi săn mồi hoặc gặp nguy hiểm.
Vì vậy, dù người ta đưa con rắn hổ mang thành công vào trong cung của nữ hoàng Cleopatra thì con vật này cũng không thể giết 3 người liên tiếp bằng những vết cắn chí mạng.
Xuất phát từ điều này, nhiều người cho rằng Cleopatra không tự sát bằng rắn hổ mang. Thay vào đó, bà hoàng này có thể bị Octavian giết hại để chiếm đoạt quyền lực.
Mời độc giả xem video: Nữ hoàng Anh: "Hoàng tử bé đem lại hy vọng mới" (nguồn: VTC14).