Nằm giữa các đường Trần Phú, Điện Biên Phủ và Hoàng Diệu, Vườn hoa Lê Nin được coi là “lá phổi xanh” của khu vực trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội. Góc Đông Nam giáp đường Trần Phú của vườn hoa này có một kiến trúc khá đặc biệt.Đó là một công trình có dạng giống như lầu vọng cảnh thời xưa với bộ mái hai tầng đậm nét truyền thống, được chống đỡ bằng bốn cột trụ lớn bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá.Dù thường đi ngang qua, không phải ai cũng biết rằng đây là một công trình có tuổi đời hơn một thế kỷ, gắn liền với lịch sử của thành phố Hà Nội thời thuộc địa.Ngược dòng thời gian, vào thời nhà Nguyễn, khu vực Tây Nam thành Hà Nội có một hồ nước lớn. Sau khi chiếm Hà Nội, người Pháp lấp hồ và quy hoạch một phần đất phía Đông hồ cũ thành vườn hoa, gọi là vườn hoa Robin.Sau Thế chiến I, người Pháp xây Đài Tử sĩ (Monument aux Morts) ở giữa vườn hoa Robin, nhằm tưởng niệm binh sĩ Pháp chết trận trong cuộc chiến, được coi là tượng đài bề thế và tinh xảo bậc nhất của Hà Nội thời thuộc địa.Do phía trước tượng đài có tượng anh thợ cày gánh cày chìa vôi đi sau con trâu, nên người Hà Nội gọi đây là tượng đài Canh Nông (“canh” là cày, “nông” là nghề nông). Vườn hoa Robin từ đó cũng được gọi là vườn hoa Canh Nông.Phía bên phải của Đài Tử sĩ/ tượng đài Canh Nông có nhà bia mang dáng dấp một ngôi đền của người Việt, gọi là nhà bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong, là nơi đặt tấm bia lưu danh những binh sĩ chết trận.Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, dựng lên chính phủ Trần Trọng Kim. Trong chính phủ này, Thị trưởng Hà Nội là bác sĩ Trần Văn Lai, một nhà trí thức có tư tưởng yêu nước và tiến bộ.Một trong những việc đầu tiên bác sĩ Trần Văn Lai làm trên cương vị Thị trưởng là cho kéo đổ tất cả các tượng mang dấu ấn thực dân ở nơi công cộng. Tượng đài Canh Nông cũng bị kéo đổ. Vườn hoa Robin được đổi tên thành vườn hoa Chi Lăng.Có lẽ tấm bia trong nhà bia Chiến sĩ trận vong cũng bị kéo đổ vào thời điểm đó. Còn bản thân nhà bia được giữ lại vì đây vốn là một kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan và mang đậm dấu ấn bản địa.Đây chính là câu chuyện lịch sử về nguồn gốc của công trình "lầu vọng cảnh" trong vườn hoa Lê Nin ngày nay.Có thể nói cụm công trình Đài Tử sĩ - nhà bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong ở Hà Nội từng có vai trò tương tự bia Quốc Học/ Đài tưởng niệm Chiến sĩ trận vong ở Huế, mà ngày nay là một di tích lịch sử quan trọng ở Cố đô.Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, ngoài tấm bia đã bị mất thì nhà bia vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Về tổng quan, công trình là sự kết hợp giữa kỹ thuật xây dựng phương Tây với phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn.Bộ mái nhà bia lợp ngói ống với các đầu đao cong, mô típ linh vật, mặt trời... mang dáng vẻ thân thuộc của các đền chùa cổ ở Bắc Bộ.Các hoa tiết trang trí đậm nét truyền thống, được trau chuốt trên bộ khung gỗ đỡ mái cho thấy sự tôn trọng văn hóa bản địa của các kiến trúc sư thời đó.Nền nhà bia được ghép bằng những khối đá lớn và dày, đem lại sự vững chắc và bế thế cần có của một công trình tưởng niệm.Chính giữa nền nhà có những phiến đá sáng màu, đánh dấu vị trí đặt bia tưởng niệm.Bốn mặt nhà bia có bốn dãy bậc cấp dẫn lên nền, cũng được ghép bằng đá.Những bức ảnh xưa cho thấy nền đá của nhà bia lúc mới xây cao hơn. Ngày nay phần chân nền cùng một phần bậc cấp đã bị vùi dưới đất do sự thay đổi diện mạo đô thị của khu vực.Ngoài nhà bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong, một dấu tích trăm tuổi khác của vườn hoa Robin / Canh Nông xưa còn được lưu giữ là dãy bậc cấp bằng đá nằm ở mặt Tây, giáp đường Hoàng Diệu.Với nhiều người Hà Nội, nhà bia cũ ở vườn hoa Lê Nin là nơi in dấu những kỷ niệm gắn mới một không gian xanh bên con đường đẹp bậc nhất thủ đô. Đây cũng là nơi tránh nắng mưa, chợp mắt của những người lao động trên đường phố Hà Nội trong suốt nhiều thập niên.Trên phương diện văn hóa - lịch sử, dù ít khi được nhắc đến, nhà bia này là thực sự là một công trình độc đáo nằm trong hệ thống di sản kiến trúc thuộc địa của thủ đô Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.
Nằm giữa các đường Trần Phú, Điện Biên Phủ và Hoàng Diệu, Vườn hoa Lê Nin được coi là “lá phổi xanh” của khu vực trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội. Góc Đông Nam giáp đường Trần Phú của vườn hoa này có một kiến trúc khá đặc biệt.
Đó là một công trình có dạng giống như lầu vọng cảnh thời xưa với bộ mái hai tầng đậm nét truyền thống, được chống đỡ bằng bốn cột trụ lớn bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá.
Dù thường đi ngang qua, không phải ai cũng biết rằng đây là một công trình có tuổi đời hơn một thế kỷ, gắn liền với lịch sử của thành phố Hà Nội thời thuộc địa.
Ngược dòng thời gian, vào thời nhà Nguyễn, khu vực Tây Nam thành Hà Nội có một hồ nước lớn. Sau khi chiếm Hà Nội, người Pháp lấp hồ và quy hoạch một phần đất phía Đông hồ cũ thành vườn hoa, gọi là vườn hoa Robin.
Sau Thế chiến I, người Pháp xây Đài Tử sĩ (Monument aux Morts) ở giữa vườn hoa Robin, nhằm tưởng niệm binh sĩ Pháp chết trận trong cuộc chiến, được coi là tượng đài bề thế và tinh xảo bậc nhất của Hà Nội thời thuộc địa.
Do phía trước tượng đài có tượng anh thợ cày gánh cày chìa vôi đi sau con trâu, nên người Hà Nội gọi đây là tượng đài Canh Nông (“canh” là cày, “nông” là nghề nông). Vườn hoa Robin từ đó cũng được gọi là vườn hoa Canh Nông.
Phía bên phải của Đài Tử sĩ/ tượng đài Canh Nông có nhà bia mang dáng dấp một ngôi đền của người Việt, gọi là nhà bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong, là nơi đặt tấm bia lưu danh những binh sĩ chết trận.
Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, dựng lên chính phủ Trần Trọng Kim. Trong chính phủ này, Thị trưởng Hà Nội là bác sĩ Trần Văn Lai, một nhà trí thức có tư tưởng yêu nước và tiến bộ.
Một trong những việc đầu tiên bác sĩ Trần Văn Lai làm trên cương vị Thị trưởng là cho kéo đổ tất cả các tượng mang dấu ấn thực dân ở nơi công cộng. Tượng đài Canh Nông cũng bị kéo đổ. Vườn hoa Robin được đổi tên thành vườn hoa Chi Lăng.
Có lẽ tấm bia trong nhà bia Chiến sĩ trận vong cũng bị kéo đổ vào thời điểm đó. Còn bản thân nhà bia được giữ lại vì đây vốn là một kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan và mang đậm dấu ấn bản địa.
Đây chính là câu chuyện lịch sử về nguồn gốc của công trình "lầu vọng cảnh" trong vườn hoa Lê Nin ngày nay.
Có thể nói cụm công trình Đài Tử sĩ - nhà bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong ở Hà Nội từng có vai trò tương tự bia Quốc Học/ Đài tưởng niệm Chiến sĩ trận vong ở Huế, mà ngày nay là một di tích lịch sử quan trọng ở Cố đô.
Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, ngoài tấm bia đã bị mất thì nhà bia vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Về tổng quan, công trình là sự kết hợp giữa kỹ thuật xây dựng phương Tây với phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn.
Bộ mái nhà bia lợp ngói ống với các đầu đao cong, mô típ linh vật, mặt trời... mang dáng vẻ thân thuộc của các đền chùa cổ ở Bắc Bộ.
Các hoa tiết trang trí đậm nét truyền thống, được trau chuốt trên bộ khung gỗ đỡ mái cho thấy sự tôn trọng văn hóa bản địa của các kiến trúc sư thời đó.
Nền nhà bia được ghép bằng những khối đá lớn và dày, đem lại sự vững chắc và bế thế cần có của một công trình tưởng niệm.
Chính giữa nền nhà có những phiến đá sáng màu, đánh dấu vị trí đặt bia tưởng niệm.
Bốn mặt nhà bia có bốn dãy bậc cấp dẫn lên nền, cũng được ghép bằng đá.
Những bức ảnh xưa cho thấy nền đá của nhà bia lúc mới xây cao hơn. Ngày nay phần chân nền cùng một phần bậc cấp đã bị vùi dưới đất do sự thay đổi diện mạo đô thị của khu vực.
Ngoài nhà bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong, một dấu tích trăm tuổi khác của vườn hoa Robin / Canh Nông xưa còn được lưu giữ là dãy bậc cấp bằng đá nằm ở mặt Tây, giáp đường Hoàng Diệu.
Với nhiều người Hà Nội, nhà bia cũ ở vườn hoa Lê Nin là nơi in dấu những kỷ niệm gắn mới một không gian xanh bên con đường đẹp bậc nhất thủ đô. Đây cũng là nơi tránh nắng mưa, chợp mắt của những người lao động trên đường phố Hà Nội trong suốt nhiều thập niên.
Trên phương diện văn hóa - lịch sử, dù ít khi được nhắc đến, nhà bia này là thực sự là một công trình độc đáo nằm trong hệ thống di sản kiến trúc thuộc địa của thủ đô Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.