Một vũ khí cực lợi hại trong "Tam quốc diễn nghĩa" là Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Đây là binh khí gắn liền với tên tuổi của "Võ Thánh" Quan Vũ (Quan Vân Trường).Thanh Long Yển Nguyệt Đao nặng khoảng 82 cân (theo đơn vị đo thời nhà Hán, tương đương khoảng 48,38 kg). Binh khí này được mô tả là loại vũ khí có mũi nhọn, cán dài, lưỡi đao có hình bán nguyệt. Đặc biệt, trên đao có khắc hoa văn hình rồng.Thêm nữa, mỗi khi chinh chiến trên sa trường, Quan Vũ cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao chém kẻ thù thì binh khí này chuyển sang màu xanh.Nhờ Thanh Long Yển Nguyệt Đao, Quan Vũ đánh bại và tiêu diệt được nhiều kẻ thù. Ngay cả khi gặp đối thủ mạnh như Lã Bố, Quan Vũ dùng binh khí lợi hại của mình giao chiến và hai bên bất phân thắng bại.Nổi tiếng không kém Thanh Long Yển Nguyệt Đao là Phương Thiên Họa Kích. Đây là binh khí cực lợi hại của mãnh tướng Lã Bố. Trong "Tam quốc diễn nghĩa", Phương Thiên Họa Kích được mô tả: “Ngũ phương nhọn hoắt, lưỡi sắc hai bên toàn thân toát ra cái sát khí kinh hoàng của loại vũ khí tạo ra chỉ để giết và giết”.Tên của vũ khí này cũng hé lộ một vài chi tiết thú vị: “Phương thiên” nghĩa là “nghiêng/lệch sang một bên”, chứng tỏ vũ khí của Lữ Bố chỉ có một mảnh thép chứ không phải 2 giống như một số tranh vẽ mô tả về binh khí được Lữ Bố dùng. Riêng chữ “hoạ kích” - cây kích đem lại tai hoạ - được sử dụng như một cách để nhấn mạnh khả năng sát thương, hủy diệt đáng sợ của vũ khí này.Phương Thiên Họa Kích nặng hơn các vũ khí khác. Theo đó, người có sức khỏe và bản lĩnh phi thường như Lữ Bố mới có thể sử dụng thành thạo và hiệu quả nhất binh khí này khiến kẻ thù khiếp sợ.Trong khi đó, Bát Xà Mâu là vũ khí huyền thoại thời Tam quốc. Binh khí này được Trương Phi chinh chiến nhiều nơi. Bát Xà Mâu được mô tả là một loại mâu dài, lưỡi uốn lượn như thân rắn, ở đầu lưỡi lại tõe ra làm hai bên như lưỡi con rắn.Trong tiếng Hán, chữ Bát nghĩa là Tám được viết bởi 2 nét gần giống với chữ Nhân (Người). Do đó, loại mâu mà ở đầu mũi có hình dạng như vậy thường được gọi là Bát Xà Mâu.Người dùng Bát Xà Mâu có thể cắt, móc hoặc đỡ được vũ khí của đối phương nhờ đầu lưỡi nằm ngang đặc biệt. Với khả năng linh hoạt trong chiến đấu, Bát Xà Mâu giúp Trương Phi tung hoành trên chiến trường và gây ra thương vong lớn cho quân địch.Mời độc giả xem video: TP. HCM: Phá đường dây mua bán vũ khí qua mạng. Nguồn: THDT.
Một vũ khí cực lợi hại trong "Tam quốc diễn nghĩa" là Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Đây là binh khí gắn liền với tên tuổi của "Võ Thánh" Quan Vũ (Quan Vân Trường).
Thanh Long Yển Nguyệt Đao nặng khoảng 82 cân (theo đơn vị đo thời nhà Hán, tương đương khoảng 48,38 kg). Binh khí này được mô tả là loại vũ khí có mũi nhọn, cán dài, lưỡi đao có hình bán nguyệt. Đặc biệt, trên đao có khắc hoa văn hình rồng.
Thêm nữa, mỗi khi chinh chiến trên sa trường, Quan Vũ cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao chém kẻ thù thì binh khí này chuyển sang màu xanh.
Nhờ Thanh Long Yển Nguyệt Đao, Quan Vũ đánh bại và tiêu diệt được nhiều kẻ thù. Ngay cả khi gặp đối thủ mạnh như Lã Bố, Quan Vũ dùng binh khí lợi hại của mình giao chiến và hai bên bất phân thắng bại.
Nổi tiếng không kém Thanh Long Yển Nguyệt Đao là Phương Thiên Họa Kích. Đây là binh khí cực lợi hại của mãnh tướng Lã Bố. Trong "Tam quốc diễn nghĩa", Phương Thiên Họa Kích được mô tả: “Ngũ phương nhọn hoắt, lưỡi sắc hai bên toàn thân toát ra cái sát khí kinh hoàng của loại vũ khí tạo ra chỉ để giết và giết”.
Tên của vũ khí này cũng hé lộ một vài chi tiết thú vị: “Phương thiên” nghĩa là “nghiêng/lệch sang một bên”, chứng tỏ vũ khí của Lữ Bố chỉ có một mảnh thép chứ không phải 2 giống như một số tranh vẽ mô tả về binh khí được Lữ Bố dùng. Riêng chữ “hoạ kích” - cây kích đem lại tai hoạ - được sử dụng như một cách để nhấn mạnh khả năng sát thương, hủy diệt đáng sợ của vũ khí này.
Phương Thiên Họa Kích nặng hơn các vũ khí khác. Theo đó, người có sức khỏe và bản lĩnh phi thường như Lữ Bố mới có thể sử dụng thành thạo và hiệu quả nhất binh khí này khiến kẻ thù khiếp sợ.
Trong khi đó, Bát Xà Mâu là vũ khí huyền thoại thời Tam quốc. Binh khí này được Trương Phi chinh chiến nhiều nơi. Bát Xà Mâu được mô tả là một loại mâu dài, lưỡi uốn lượn như thân rắn, ở đầu lưỡi lại tõe ra làm hai bên như lưỡi con rắn.
Trong tiếng Hán, chữ Bát nghĩa là Tám được viết bởi 2 nét gần giống với chữ Nhân (Người). Do đó, loại mâu mà ở đầu mũi có hình dạng như vậy thường được gọi là Bát Xà Mâu.
Người dùng Bát Xà Mâu có thể cắt, móc hoặc đỡ được vũ khí của đối phương nhờ đầu lưỡi nằm ngang đặc biệt. Với khả năng linh hoạt trong chiến đấu, Bát Xà Mâu giúp Trương Phi tung hoành trên chiến trường và gây ra thương vong lớn cho quân địch.
Mời độc giả xem video: TP. HCM: Phá đường dây mua bán vũ khí qua mạng. Nguồn: THDT.