Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử hàng không thế giới, nữ phi công Amelia Earhart nắm giữ nhiều kỷ lục bay. Trong số này, vào năm 1932, bà là người phụ nữ đầu tiên một mình bay xuyên Đại Tây Dương.Phi công Amelia Earhart thực hiện chuyến bay trên trong gần 15 giờ. Bà bay từ tỉnh Newfoundland và Labrador (cực đông Canada) sang làng Culmore (Bắc Ireland) trên máy bay một động cơ Vega 5B của Lockheed.Những năm sau đó, nữ phi công huyền thoại này lập nhiều thành tích ấn tượng khác. Đến năm 1937, bà cùng hoa tiêu Fred Noonan mất tích bí ẩn khi nỗ lực lập kỷ lục bay vong quanh thế giới. Lần cuối cùng bà liên lạc với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ (ITASCA) là vào sáng ngày 2/7/1937. Sau đó, không ai biết số phận của bà với hoa tiêu Fred cũng như chiếc máy bay.Trong nhiều năm qua, giới chức trách và các chuyên gia đã tổ chức nhiều cuộc tìm kiếm quy mô lớn nhưng vẫn chưa tìm thấy dấu vết của phi công Amelia Earhart và đồng nghiệp. Do đó, nguyên nhân khiến họ mất tích vẫn chưa được giải mã.Liên quan đến sự việc này, một số giả thuyết được đưa ra. Trong đó, nhiều người tin rằng, máy bay của phi công Amelia Earhart gặp nạn vì hết nhiên liệu. Hậu quả là máy bay rơi xuống biển khiến 2 người tử vong và vùi xác dưới đáy biển sâu.Sở dĩ giả thuyết này được nhiều người cho rằng có thể là sự thật là bởi trước khi thực hiện chuyến bay từ Lae sang hòn đảo nhỏ bé Howland giữa Thái Bình Dương vào ngày 1/7/1937, máy bay của bà đã tháo bỏ nhiều thiết bị liên lạc và định hướng nhằm có thể chứa thêm nhiên liệu. Họ làm như vậy vì phải vượt qua quãng đường dài 41.000 km.Máy bay của Amelia Earhart mất liên lạc với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ (ITASCA) khi cách điểm đến khoảng 160 km khiến một số chuyên gia suy đoán có thể chuyến bay đã lao xuống biển vì cạn kiệt nhiên liệu. Vụ tai nạn này khiến hai người trên chuyến bay chết đuối.Một giả thuyết khác cho rằng, Amelia Earhart và hoa tiêu đã rơi xuống gần rạn san hô xung quanh vùng Nikumaroro. Tuy nhiên, vụ tai nạn khá nghiêm trọng khiến họ bị thương nặng và qua đời do không may mắn gặp được người giải cứu.Rùng rợn hơn, một giả thuyết cho rằng, máy bay của Amelia Earhart và người hoa tiêu đã có thể đã rơi xuống một hòn đảo ở Thái Bình Dương. Trên những hòn đảo này có thể có những sinh vật rùng rợn ăn thịt người. Theo đó, bà Amelia và bạn đồng hành đã bị giết hại.Đó đều là những giả thuyết. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được các bằng chứng chắc chắn để xác định nguyên nhân khiến máy bay của Amelia Earhart và hoa tiêu gặp nạn cũng như thi hài của hai người đang yên nghỉ ở nơi nào.Mời độc giả xem video: Su-22 rơi ở sân bay Yên Bái, một phi công hy sinh. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử hàng không thế giới, nữ phi công Amelia Earhart nắm giữ nhiều kỷ lục bay. Trong số này, vào năm 1932, bà là người phụ nữ đầu tiên một mình bay xuyên Đại Tây Dương.
Phi công Amelia Earhart thực hiện chuyến bay trên trong gần 15 giờ. Bà bay từ tỉnh Newfoundland và Labrador (cực đông Canada) sang làng Culmore (Bắc Ireland) trên máy bay một động cơ Vega 5B của Lockheed.
Những năm sau đó, nữ phi công huyền thoại này lập nhiều thành tích ấn tượng khác. Đến năm 1937, bà cùng hoa tiêu Fred Noonan mất tích bí ẩn khi nỗ lực lập kỷ lục bay vong quanh thế giới. Lần cuối cùng bà liên lạc với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ (ITASCA) là vào sáng ngày 2/7/1937. Sau đó, không ai biết số phận của bà với hoa tiêu Fred cũng như chiếc máy bay.
Trong nhiều năm qua, giới chức trách và các chuyên gia đã tổ chức nhiều cuộc tìm kiếm quy mô lớn nhưng vẫn chưa tìm thấy dấu vết của phi công Amelia Earhart và đồng nghiệp. Do đó, nguyên nhân khiến họ mất tích vẫn chưa được giải mã.
Liên quan đến sự việc này, một số giả thuyết được đưa ra. Trong đó, nhiều người tin rằng, máy bay của phi công Amelia Earhart gặp nạn vì hết nhiên liệu. Hậu quả là máy bay rơi xuống biển khiến 2 người tử vong và vùi xác dưới đáy biển sâu.
Sở dĩ giả thuyết này được nhiều người cho rằng có thể là sự thật là bởi trước khi thực hiện chuyến bay từ Lae sang hòn đảo nhỏ bé Howland giữa Thái Bình Dương vào ngày 1/7/1937, máy bay của bà đã tháo bỏ nhiều thiết bị liên lạc và định hướng nhằm có thể chứa thêm nhiên liệu. Họ làm như vậy vì phải vượt qua quãng đường dài 41.000 km.
Máy bay của Amelia Earhart mất liên lạc với Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ (ITASCA) khi cách điểm đến khoảng 160 km khiến một số chuyên gia suy đoán có thể chuyến bay đã lao xuống biển vì cạn kiệt nhiên liệu. Vụ tai nạn này khiến hai người trên chuyến bay chết đuối.
Một giả thuyết khác cho rằng, Amelia Earhart và hoa tiêu đã rơi xuống gần rạn san hô xung quanh vùng Nikumaroro. Tuy nhiên, vụ tai nạn khá nghiêm trọng khiến họ bị thương nặng và qua đời do không may mắn gặp được người giải cứu.
Rùng rợn hơn, một giả thuyết cho rằng, máy bay của Amelia Earhart và người hoa tiêu đã có thể đã rơi xuống một hòn đảo ở Thái Bình Dương. Trên những hòn đảo này có thể có những sinh vật rùng rợn ăn thịt người. Theo đó, bà Amelia và bạn đồng hành đã bị giết hại.
Đó đều là những giả thuyết. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được các bằng chứng chắc chắn để xác định nguyên nhân khiến máy bay của Amelia Earhart và hoa tiêu gặp nạn cũng như thi hài của hai người đang yên nghỉ ở nơi nào.
Mời độc giả xem video: Su-22 rơi ở sân bay Yên Bái, một phi công hy sinh. Nguồn: Kienthuc.net.vn.