Bức “Em bé nalpam” của nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972 ghi lại khoảnh khắc cô bé Kim Phúc và những đứa trẻ khác đang chạy ra từ một ngôi làng vừa bị Mỹ ném bom. Khi ấy, Kim Phúc không có một mảnh quần áo trên người và bị bỏng do tác động của bom napan. Khi bức ảnh lịch sử này được công bố, dư luận thế giới đã vô cùng phẫn nộ và về sau nó trở thành biểu tượng của những người yêu chuộng hòa bình, đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.Với bức ảnh kinh điển "Kền kền chờ đợi", Kevin Carter - phóng viên ảnh người Nam Phi - đã giành được giải thưởng Pulitzer. Bức ảnh lịch sử này được chụp ở miền nam Sudan tháng 3/1993 ghi lại cảnh một bé gái gần như sắp chết đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ. Khi phóng viên Carter chuẩn bị chụp ảnh em bé, một con kền kền đậu xuống gần đó và xuất hiện trong khuôn hình.Năm 2015, dư luận thế giới chấn động khi bức ảnh cậu bé Syria 3 tuổi Aylan Kurdi nằm bất động bên bờ biển. Cậu bé và mẹ cùng các anh em khác đã rơi xuống biển khi cả gia đình cùng lên thuyền vượt Địa Trung Hải để đến vùng đất mới. Mặc dù người bố Abdullah đã cố gắng cứu những thành viên trong gia đình nhưng không thành công.Bức ảnh "Migrant Mother" (Người mẹ di cư) chụp một phụ nữ có tên Florence Owens Thompson, 32 tuổi với gương mặt in hằn nỗi lo lắng, ưu tư ở một trang trại tạm bợ ở Nipomo, California, Mỹ. Tác phẩm chụp năm 1936 này đã phản ảnh thực tế đau lòng của cuộc Đại suy thoái diễn ra ở Mỹ.Bức ảnh “Hỏa hoạn trên phố Marlborough” do nhiếp ảnh gia Stanley Forman chụp năm 1975. Tác phẩm này đã đoạt giải Pulitzer của báo chí Mỹ đồng thời đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới trong cùng năm đó. Trong ảnh là người mẹ và con gái nhỏ đang bị ngã từ một cầu thang thoát hiểm khi tòa nhà họ ở xảy ra cháy. Do cầu thang bất ngờ bị gãy nên người mẹ rơi từ độ cao 15m và thiệt mạng. May mắn là người con gái sống sót vì rơi lên người mẹ.Bức ảnh “Cô bé Samar Hassan” do nhiếp ảnh gia Chris Hondros chụp tại Iraq năm 2005. Trong ảnh là bé gái 5 tuổi Samar Hassan người dính đầy máu của cha mẹ, đang gào khóc vì hoảng sợ sau khi chiếc xe chở gia đình em không hiểu vì lý do gì đã không thể kịp thời dừng xe lại để binh lính Mỹ kiểm tra nên ngay lập tức bị binh lính nã súng vào xe. Hậu quả là cha mẹ của Hassan tử vong tại chỗ. Hassan và 5 người anh chị em khác bỗng trở thành trẻ mồ côi.Bức ảnh gây ám ảnh một bé gái Sadie Pfeifer làm việc trong một nhà máy bông ở South Carolina, Mỹ năm 1908. Bức ảnh này đã khiến dư luận phẫn nộ và gây tranh cãi về việc sử dụng lao động trẻ em.
Bức “Em bé nalpam” của nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1972 ghi lại khoảnh khắc cô bé Kim Phúc và những đứa trẻ khác đang chạy ra từ một ngôi làng vừa bị Mỹ ném bom. Khi ấy, Kim Phúc không có một mảnh quần áo trên người và bị bỏng do tác động của bom napan. Khi bức ảnh lịch sử này được công bố, dư luận thế giới đã vô cùng phẫn nộ và về sau nó trở thành biểu tượng của những người yêu chuộng hòa bình, đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Với bức ảnh kinh điển "Kền kền chờ đợi", Kevin Carter - phóng viên ảnh người Nam Phi - đã giành được giải thưởng Pulitzer. Bức ảnh lịch sử này được chụp ở miền nam Sudan tháng 3/1993 ghi lại cảnh một bé gái gần như sắp chết đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ. Khi phóng viên Carter chuẩn bị chụp ảnh em bé, một con kền kền đậu xuống gần đó và xuất hiện trong khuôn hình.
Năm 2015, dư luận thế giới chấn động khi bức ảnh cậu bé Syria 3 tuổi Aylan Kurdi nằm bất động bên bờ biển. Cậu bé và mẹ cùng các anh em khác đã rơi xuống biển khi cả gia đình cùng lên thuyền vượt Địa Trung Hải để đến vùng đất mới. Mặc dù người bố Abdullah đã cố gắng cứu những thành viên trong gia đình nhưng không thành công.
Bức ảnh "Migrant Mother" (Người mẹ di cư) chụp một phụ nữ có tên Florence Owens Thompson, 32 tuổi với gương mặt in hằn nỗi lo lắng, ưu tư ở một trang trại tạm bợ ở Nipomo, California, Mỹ. Tác phẩm chụp năm 1936 này đã phản ảnh thực tế đau lòng của cuộc Đại suy thoái diễn ra ở Mỹ.
Bức ảnh “Hỏa hoạn trên phố Marlborough” do nhiếp ảnh gia Stanley Forman chụp năm 1975. Tác phẩm này đã đoạt giải Pulitzer của báo chí Mỹ đồng thời đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới trong cùng năm đó. Trong ảnh là người mẹ và con gái nhỏ đang bị ngã từ một cầu thang thoát hiểm khi tòa nhà họ ở xảy ra cháy. Do cầu thang bất ngờ bị gãy nên người mẹ rơi từ độ cao 15m và thiệt mạng. May mắn là người con gái sống sót vì rơi lên người mẹ.
Bức ảnh “Cô bé Samar Hassan” do nhiếp ảnh gia Chris Hondros chụp tại Iraq năm 2005. Trong ảnh là bé gái 5 tuổi Samar Hassan người dính đầy máu của cha mẹ, đang gào khóc vì hoảng sợ sau khi chiếc xe chở gia đình em không hiểu vì lý do gì đã không thể kịp thời dừng xe lại để binh lính Mỹ kiểm tra nên ngay lập tức bị binh lính nã súng vào xe. Hậu quả là cha mẹ của Hassan tử vong tại chỗ. Hassan và 5 người anh chị em khác bỗng trở thành trẻ mồ côi.
Bức ảnh gây ám ảnh một bé gái Sadie Pfeifer làm việc trong một nhà máy bông ở South Carolina, Mỹ năm 1908. Bức ảnh này đã khiến dư luận phẫn nộ và gây tranh cãi về việc sử dụng lao động trẻ em.