Được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội, đồng tiền cổ thời lê đại tiền “Cảnh Hưng thông bảo” là hiện vật quý, phản ánh một khía cạnh lý thú trong lịch sử tiền tệ Việt Nam.Đồng tiền cổ này có đường kính khoảng 40 mm, mặt trước viết 4 chữ hán “Cảnh Hưng thông bảo” theo kiểu chân.Trong tên gọi của đồng tiền, “Cảnh Hưng” là niên hiệu của vua Lê Hiển Tông (trị vì từ năm 1740-1786), còn “thông bảo” nghĩa là đồng tiền lưu hành thông dụng.Mặt sau đồng tiền trang trí hình rồng vờn mây.Đồng tiền tuổi đời ba thế kỷ này được triều đình cho đúc với số lượng ít, kích thước lớn hơn nhiều so với đồng tiền thông thường, nên được gọi là đại tiền.Có giá trị cao hơn nhiều so với tiền loại nhỏ, đại tiền “Cảnh Hưng thông bảo” thường được dùng để ban thưởng cho người có công, nên gọi là tiền thưởng.Trong giới sưu tầm tiền cổ ở Việt Nam, không nhiều người sở hữu đại tiền “Cảnh Hưng thông bảo” vì đây là đồng tiền rất hiếm.Trên thị trường tiền cổ, giá trị của đồng tiền này dao động từ 5 triệu đồng cho đến hàng chục triệu đồng mỗi đồng, tùy theo tình trạng, gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với loại tiền cùng tên nhưng có cỡ nhỏ.Theo ghi nhận, đại tiền “Cảnh Hưng thông bảo” trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội có tình trạng gần như hoàn hảo, rất khó để tìm được một đồng tiền thứ hai như vậy...
Được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội, đồng tiền cổ thời lê đại tiền “Cảnh Hưng thông bảo” là hiện vật quý, phản ánh một khía cạnh lý thú trong lịch sử tiền tệ Việt Nam.
Đồng tiền cổ này có đường kính khoảng 40 mm, mặt trước viết 4 chữ hán “Cảnh Hưng thông bảo” theo kiểu chân.
Trong tên gọi của đồng tiền, “Cảnh Hưng” là niên hiệu của vua Lê Hiển Tông (trị vì từ năm 1740-1786), còn “thông bảo” nghĩa là đồng tiền lưu hành thông dụng.
Mặt sau đồng tiền trang trí hình rồng vờn mây.
Đồng tiền tuổi đời ba thế kỷ này được triều đình cho đúc với số lượng ít, kích thước lớn hơn nhiều so với đồng tiền thông thường, nên được gọi là đại tiền.
Có giá trị cao hơn nhiều so với tiền loại nhỏ, đại tiền “Cảnh Hưng thông bảo” thường được dùng để ban thưởng cho người có công, nên gọi là tiền thưởng.
Trong giới sưu tầm tiền cổ ở Việt Nam, không nhiều người sở hữu đại tiền “Cảnh Hưng thông bảo” vì đây là đồng tiền rất hiếm.
Trên thị trường tiền cổ, giá trị của đồng tiền này dao động từ 5 triệu đồng cho đến hàng chục triệu đồng mỗi đồng, tùy theo tình trạng, gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với loại tiền cùng tên nhưng có cỡ nhỏ.
Theo ghi nhận, đại tiền “Cảnh Hưng thông bảo” trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội có tình trạng gần như hoàn hảo, rất khó để tìm được một đồng tiền thứ hai như vậy...