Đồng hồ Thái Dương còn được gọi là đồng hồ đá là đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn ở Việt Nam. Nó được UBND Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Zing.Theo ông Phạm Văn Tắc, Giám đốc Bảo tàng Bạc Liêu, đồng hồ đá xây năm 1913, hiện nằm trong hàng rào cạnh quán cà phê đối diện Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu (gần tòa nhà cao nhất TP. Bạc Liêu). Ảnh: Zing.Người xây đồng hồ đá là kỹ sư Lưu Văn Lang (1880-1969). Ông được mọi người gọi là bác vật Lang, quê làng Tân Phú Đông, tỉnh Sa Đéc (nay là Đồng Tháp). Ảnh: Vietnamnet.Ông Lưu Văn Lang giành được suất học bổng đặc cách vào học trường Chasseloup-Laubat tại Sài Gòn. Về sau, ông nhận được học bổng sang Pháp học tại trường École Centrale de Paris. Ảnh: Vietnamnet.Ngôi trường này là nơi đào tạo kỹ sư lớn nhất tại Pháp thời bấy giờ. Vào năm 1904, ông tốt nghiệp loại ưu bằng Kỹ sư Bá nghệ trở thành kỹ sư người Việt Nam đầu tiên. Sau khi về nước, ông có nhiều cống hiến cho quê hương. Ảnh: Vietnamnet.Đồng hồ Thái Dương là một trong số đó. Theo các tài liệu lịch sử, kỹ sư Lưu Văn Lang xây tặng viên tỉnh trưởng chiếc đồng hồ đá xem giờ bằng Mặt trời ngay trong dinh tỉnh trưởng Bạc Liêu. Ảnh: Vietnamnet.Ban đầu, chiều cao từ nền đất đến đỉnh của đồng hồ đá là khoảng 1m, ngang hơn 1,2m. Trải qua hơn 1 thế kỷ, hiện chiều cao của đồng hồ Thái Dương chỉ còn khoảng 60 cm. Ảnh: Vietnamnet.Cách xem giờ của đồng hồ Thái Dương dựa vào bóng nắng Mặt trời. Trên bề mặt có 3 phần: phần giữa là khối hình chữ nhật nhô ra phía trước, hai khối hình vuông cân đối hai bên được ốp bằng gạch tàu, hướng về phía Đông, có vạch số La Mã từ I - XII để chỉ giờ. Ảnh: Lao động.Vào buổi sáng, khi mặt trời vừa ló dạng, ánh sáng chiếu thẳng vào mặt trước đồng hồ đá sẽ chia ra hai mảng sáng, tối rõ rệt. Lằn ranh giới giữa hai mảng sáng - tối chính là kim chỉ giờ của đồng hồ nằm. Độ sai lệch của đồng hồ đá do kỹ sư Lưu Văn Lang xây so với đồng hồ thông thường hiện nay chỉ từ 5 - 7 phút. Ảnh: Dân Việt.Do ảnh hưởng bởi nhiều nhánh cây phía trên, ánh nắng không rọi hết vào đồng hồ nên xem giờ rõ nhất bằng đồng hồ đá là vào khoảng 8 - 9h sáng và 14 - 15h chiều. Ban đêm hoặc thời tiết xấu không thể xem giờ bằng chiếc đồng hồ độc đáo này được. Ảnh: Dân Việt.Video: Tháp đồng hồ Big ben sẽ tạm ngừng hoạt động để sửa chữa trong 4 năm (nguồn: VOV)
Đồng hồ Thái Dương còn được gọi là đồng hồ đá là đồng hồ xem giờ bằng ánh nắng mặt trời duy nhất còn ở Việt Nam. Nó được UBND Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Ảnh: Zing.
Theo ông Phạm Văn Tắc, Giám đốc Bảo tàng Bạc Liêu, đồng hồ đá xây năm 1913, hiện nằm trong hàng rào cạnh quán cà phê đối diện Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu (gần tòa nhà cao nhất TP. Bạc Liêu). Ảnh: Zing.
Người xây đồng hồ đá là kỹ sư Lưu Văn Lang (1880-1969). Ông được mọi người gọi là bác vật Lang, quê làng Tân Phú Đông, tỉnh Sa Đéc (nay là Đồng Tháp). Ảnh: Vietnamnet.
Ông Lưu Văn Lang giành được suất học bổng đặc cách vào học trường Chasseloup-Laubat tại Sài Gòn. Về sau, ông nhận được học bổng sang Pháp học tại trường École Centrale de Paris. Ảnh: Vietnamnet.
Ngôi trường này là nơi đào tạo kỹ sư lớn nhất tại Pháp thời bấy giờ. Vào năm 1904, ông tốt nghiệp loại ưu bằng Kỹ sư Bá nghệ trở thành kỹ sư người Việt Nam đầu tiên. Sau khi về nước, ông có nhiều cống hiến cho quê hương. Ảnh: Vietnamnet.
Đồng hồ Thái Dương là một trong số đó. Theo các tài liệu lịch sử, kỹ sư Lưu Văn Lang xây tặng viên tỉnh trưởng chiếc đồng hồ đá xem giờ bằng Mặt trời ngay trong dinh tỉnh trưởng Bạc Liêu. Ảnh: Vietnamnet.
Ban đầu, chiều cao từ nền đất đến đỉnh của đồng hồ đá là khoảng 1m, ngang hơn 1,2m. Trải qua hơn 1 thế kỷ, hiện chiều cao của đồng hồ Thái Dương chỉ còn khoảng 60 cm. Ảnh: Vietnamnet.
Cách xem giờ của đồng hồ Thái Dương dựa vào bóng nắng Mặt trời. Trên bề mặt có 3 phần: phần giữa là khối hình chữ nhật nhô ra phía trước, hai khối hình vuông cân đối hai bên được ốp bằng gạch tàu, hướng về phía Đông, có vạch số La Mã từ I - XII để chỉ giờ. Ảnh: Lao động.
Vào buổi sáng, khi mặt trời vừa ló dạng, ánh sáng chiếu thẳng vào mặt trước đồng hồ đá sẽ chia ra hai mảng sáng, tối rõ rệt. Lằn ranh giới giữa hai mảng sáng - tối chính là kim chỉ giờ của đồng hồ nằm. Độ sai lệch của đồng hồ đá do kỹ sư Lưu Văn Lang xây so với đồng hồ thông thường hiện nay chỉ từ 5 - 7 phút. Ảnh: Dân Việt.
Do ảnh hưởng bởi nhiều nhánh cây phía trên, ánh nắng không rọi hết vào đồng hồ nên xem giờ rõ nhất bằng đồng hồ đá là vào khoảng 8 - 9h sáng và 14 - 15h chiều. Ban đêm hoặc thời tiết xấu không thể xem giờ bằng chiếc đồng hồ độc đáo này được. Ảnh: Dân Việt.
Video: Tháp đồng hồ Big ben sẽ tạm ngừng hoạt động để sửa chữa trong 4 năm (nguồn: VOV)