Đền Nen (hay gọi là đền Cả, đền Tam Tòa Đại Vương) tọa lạc tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) xây dựng vào thế kỷ 15 thờ Lý Nhật Quang làm Thành hoàng (con thứ 8 của vua Lý Thái Tổ). Ngôi đền có kiến trúc độc đáo, linh thiêng và nơi chốn sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng.Lý Nhật Quang (995-1057). Năm 1039, ông được nhà vua Lý Thái Tông (anh trai cả của Lý Nhật Quang) cử vào trông coi tô thuế tại vùng đất Hoan Châu (tức là Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay). Suốt 16 năm trị nhậm ở Nghệ Tĩnh, Lý Nhật Quang đã có công rất lớn trong việc khai dân lập ấp, mở mang, giữ yên bờ cõi, phát triển kinh tế, củng cố, xây dựng nơi đây trở thành căn cứ địa then chốt, một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế và chỗ dựa vững chắc không chỉ đối với nhà Lý mà cả triều Trần, Lê, Nguyễn sau này.Năm 1057, khi mất, nhân dân trong vùng lập nhiều đền thờ ghi nhớ công lao của ông.Đền Nen là một trong 4 ngôi đền cổ, đẹp nhất của vùng đất Nghệ - Tĩnh. Theo quan điểm của người xưa nó được xếp trong "Tứ linh từ" (4 ngôi đền có tiếng là linh thiêng) của vùng đất An Tĩnh xưa nay thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.Đền Nen được thiết kế trên một mặt bằng theo hình chữ nhật với tổng thể các bộ phận kiến trúc đăng đối hài hòa, theo một trục chính (hay còn gọi là trục thần đạo) ở giữa, các bộ phận kiến trúc chủ yếu của di tích. Các bộ phận kiến trúc của tổng thể khu di tích đền Nen đều được sắp xếp bố cục tổng thể liên hoàn khép kín bằng một hệ thống tường dắc liên hoàn bao quanh, nó tuân thủ theo một quy tắc chặt chẽ của lối kiến trúc điển hình thời Lê - Nguyễn.Kiến trúc đăng đối quy tụ vào một tâm điểm trên một bình đồ kiến trúc hình chữ nhật của các bộ phận kiến trúc theo tầng, lớp kéo dài cho ta một cảm giác vừa cổ kính uy nghiêm của một công trình kiến trúc mang đậm màu sắc tâm linh tôn giáo theo Nho giáo vào thời Lê.Mặc dù tồn tại qua bao thế kỷ, song đền Nen vẫn giữ được các bộ phận kiến trúc nguyên mẫu với các đường nét chạm khắc tinh xảo của những người thợ tài hoa, những nghệ nhân xưa.Cổng tam quan đền được đánh giá đẹp bậc nhất Hà Tĩnh, có kiến trúc hai tầng tám mái, hai bên đều khắc câu đối chữ Hán mang mô típ kết cấu thời Lý.Đền Nen sử dụng nhiều hình tượng con rồng được lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể đó là những bức chạm khắc trên các vì kèo, xà, hạ, cột hay các bức cốn, con kê hoặc được đắp nổi ở mỗi các bộ phận cấu trúc đền Nen. Hình tượng con rồng uyển chuyển có hồn trong mỗi bức chạm khắc trên chất liệu đá và gỗ của các nghệ nhân xưa, là biểu tượng của quyền uy và của tâm linh người Việt cổ.Bên trong tòa thượng điện có đầu rồng gỗ có tuổi đời trên 600 năm tuổi.Nhà bái đường được ôm trọn bởi dãy cây si. Theo các cụ cao niên ở địa phương cho biết, trước kia tại đền có một rừng si, qua thời gian, chỉ còn sót lại các cây bám lại trên một số hạng mục của đền, tạo nên vẻ cổ kính hiếm có. Gốc si có tuổi đời hàng trăm tuổi.Nhà bia ghi lại tiểu sử, công lao của Lý Nhật Quang đối với vùng đất Nghệ Tĩnh.Ở lối ra vào cổng là hai con voi đá được xây hàng trăm năm trước, có ý nghĩa bảo vệ ngôi đền. Tháng 8/2009, nhờ những giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của di tích đền Nen mang lại, đền Nen được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Viết Thỉ-Thủ từ đền Nen cho biết: "Di tích đền Nen còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc có giá trị còn tồn tại cho đến nay ở Hà Tĩnh mang đậm tính tâm linh của một công trình kiến trúc tôn giáo. Đền thường được chính quyền địa phương chọn làm nơi tổ chức một số lễ hội trong vùng. Hiện nay địa phương vẫn duy trì Lễ hội đền Nen tổ chức vào ngày 6/3 (Âm lịch), là ngày giỗ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Đền đón hàng nghìn lượt du khách đến thắp hương, tham quan, nghiên cứu lịch sử, kiến trúc và tôn giáo hàng năm".
Đền Nen (hay gọi là đền Cả, đền Tam Tòa Đại Vương) tọa lạc tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) xây dựng vào thế kỷ 15 thờ Lý Nhật Quang làm Thành hoàng (con thứ 8 của vua Lý Thái Tổ). Ngôi đền có kiến trúc độc đáo, linh thiêng và nơi chốn sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng.
Lý Nhật Quang (995-1057). Năm 1039, ông được nhà vua Lý Thái Tông (anh trai cả của Lý Nhật Quang) cử vào trông coi tô thuế tại vùng đất Hoan Châu (tức là Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay). Suốt 16 năm trị nhậm ở Nghệ Tĩnh, Lý Nhật Quang đã có công rất lớn trong việc khai dân lập ấp, mở mang, giữ yên bờ cõi, phát triển kinh tế, củng cố, xây dựng nơi đây trở thành căn cứ địa then chốt, một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế và chỗ dựa vững chắc không chỉ đối với nhà Lý mà cả triều Trần, Lê, Nguyễn sau này.
Năm 1057, khi mất, nhân dân trong vùng lập nhiều đền thờ ghi nhớ công lao của ông.
Đền Nen là một trong 4 ngôi đền cổ, đẹp nhất của vùng đất Nghệ - Tĩnh. Theo quan điểm của người xưa nó được xếp trong "Tứ linh từ" (4 ngôi đền có tiếng là linh thiêng) của vùng đất An Tĩnh xưa nay thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Đền Nen được thiết kế trên một mặt bằng theo hình chữ nhật với tổng thể các bộ phận kiến trúc đăng đối hài hòa, theo một trục chính (hay còn gọi là trục thần đạo) ở giữa, các bộ phận kiến trúc chủ yếu của di tích. Các bộ phận kiến trúc của tổng thể khu di tích đền Nen đều được sắp xếp bố cục tổng thể liên hoàn khép kín bằng một hệ thống tường dắc liên hoàn bao quanh, nó tuân thủ theo một quy tắc chặt chẽ của lối kiến trúc điển hình thời Lê - Nguyễn.
Kiến trúc đăng đối quy tụ vào một tâm điểm trên một bình đồ kiến trúc hình chữ nhật của các bộ phận kiến trúc theo tầng, lớp kéo dài cho ta một cảm giác vừa cổ kính uy nghiêm của một công trình kiến trúc mang đậm màu sắc tâm linh tôn giáo theo Nho giáo vào thời Lê.
Mặc dù tồn tại qua bao thế kỷ, song đền Nen vẫn giữ được các bộ phận kiến trúc nguyên mẫu với các đường nét chạm khắc tinh xảo của những người thợ tài hoa, những nghệ nhân xưa.
Cổng tam quan đền được đánh giá đẹp bậc nhất Hà Tĩnh, có kiến trúc hai tầng tám mái, hai bên đều khắc câu đối chữ Hán mang mô típ kết cấu thời Lý.
Đền Nen sử dụng nhiều hình tượng con rồng được lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể đó là những bức chạm khắc trên các vì kèo, xà, hạ, cột hay các bức cốn, con kê hoặc được đắp nổi ở mỗi các bộ phận cấu trúc đền Nen. Hình tượng con rồng uyển chuyển có hồn trong mỗi bức chạm khắc trên chất liệu đá và gỗ của các nghệ nhân xưa, là biểu tượng của quyền uy và của tâm linh người Việt cổ.
Bên trong tòa thượng điện có đầu rồng gỗ có tuổi đời trên 600 năm tuổi.
Nhà bái đường được ôm trọn bởi dãy cây si. Theo các cụ cao niên ở địa phương cho biết, trước kia tại đền có một rừng si, qua thời gian, chỉ còn sót lại các cây bám lại trên một số hạng mục của đền, tạo nên vẻ cổ kính hiếm có. Gốc si có tuổi đời hàng trăm tuổi.
Nhà bia ghi lại tiểu sử, công lao của Lý Nhật Quang đối với vùng đất Nghệ Tĩnh.
Ở lối ra vào cổng là hai con voi đá được xây hàng trăm năm trước, có ý nghĩa bảo vệ ngôi đền. Tháng 8/2009, nhờ những giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của di tích đền Nen mang lại, đền Nen được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Viết Thỉ-Thủ từ đền Nen cho biết: "Di tích đền Nen còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc có giá trị còn tồn tại cho đến nay ở Hà Tĩnh mang đậm tính tâm linh của một công trình kiến trúc tôn giáo. Đền thường được chính quyền địa phương chọn làm nơi tổ chức một số lễ hội trong vùng. Hiện nay địa phương vẫn duy trì Lễ hội đền Nen tổ chức vào ngày 6/3 (Âm lịch), là ngày giỗ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Đền đón hàng nghìn lượt du khách đến thắp hương, tham quan, nghiên cứu lịch sử, kiến trúc và tôn giáo hàng năm".