"Thiên long bát bộ" là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim Dung được nhiều thế hệ yêu thích. Trong số các nhân vật, Đoàn Dự được nhiều người ngưỡng mộ, quý mến khi có võ nghệ cao cường.Vốn là một vương tử của nước Đại Lý, Đoàn Dự ban đầu không có ý định học võ. Tuy nhiên, nhờ cơ duyên, ông có được nội công hơn 200 năm, học được Lục Mạch thần kiếm trước khi đốt để bảo toàn môn võ công này không rơi vào tay của Cưu Ma Trí.Lục Mạch thần kiếm và Nhất Dương chỉ đều do Đoàn Tư Bình sáng tạo ra. Đây vốn là tuyệt kỹ độc môn, truyền nội, không truyền ngoại của nước Đại Lý và cũng chỉ những đệ tử xuất gia của Thiên Long Tự mới có cơ hội học môn võ này.Lục Mạch thần kiếm được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất kiếm khí", là cảnh giới cao nhất của Nhất Dương chỉ. Để luyện được Lục Mạch thần kiếm, người tập võ cần có nội công rất cao.Nhờ cơ duyên, Đoàn Dự tình cờ tìm thấy 2 bộ bí kíp võ công thượng thừa là Lăng ba vi bộ và Bắc Minh thần công mà bao người khao khát có được.Nhờ Bắc Minh thần công, Đoàn Dự hút được nội lực của Vô Lượng Kiếm, Đoàn Diên Khánh, Hoàng My Tăng, Diệp Nhị Nương, Nam Hải Ngạc Thần, Cưu Ma Trí… Với nguồn nội lực hơn 200 năm, Đoàn Dự có thể luyện được Lục Mạch thần kiếm và bước vào hàng đại cao thủ.Thế nhưng, Đoàn Dự không phải là đệ nhất cao thủ trong tác phẩm "Thiên long bát bộ" của nhà văn Kim Dung. Điều này được cho là vì Đoàn Dự sinh nhầm thời.Dù tình cờ luyện được võ công thượng thừa nhưng Đoàn Dự không thể đứng đầu võ lâm bởi thời đại mà ông sinh sống có vô số cao thủ võ lâm như: Vô Danh thần tăng, Hư Trúc, Kiều Phong, Thiên Long tứ tuyệt, Tam lão…Tất cả những cao thủ này đều là những người khổ luyện võ nghệ suốt nhiều năm mới có được thực lực đáng gờm. Do đó, xét về thực lực, những người này đều xếp trên Đoàn Dự.Thêm nữa, Đoàn Dự có nội công cao, hơn 200 năm là nhờ hấp thu nội lực của người khác qua tuyệt kỹ Bắc Minh thần công chứ không phải tự tu luyện mà có như những cao thủ khác. Do đó, Đoàn Dự không thể trở thành đệ nhất cao thủ trong "Thiên long bát bộ".Mời độc giả xem video: Dấu ấn của "Minh chủ võ hiệp" Kim Dung. Nguồn: VTV24.
"Thiên long bát bộ" là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim Dung được nhiều thế hệ yêu thích. Trong số các nhân vật, Đoàn Dự được nhiều người ngưỡng mộ, quý mến khi có võ nghệ cao cường.
Vốn là một vương tử của nước Đại Lý, Đoàn Dự ban đầu không có ý định học võ. Tuy nhiên, nhờ cơ duyên, ông có được nội công hơn 200 năm, học được Lục Mạch thần kiếm trước khi đốt để bảo toàn môn võ công này không rơi vào tay của Cưu Ma Trí.
Lục Mạch thần kiếm và Nhất Dương chỉ đều do Đoàn Tư Bình sáng tạo ra. Đây vốn là tuyệt kỹ độc môn, truyền nội, không truyền ngoại của nước Đại Lý và cũng chỉ những đệ tử xuất gia của Thiên Long Tự mới có cơ hội học môn võ này.
Lục Mạch thần kiếm được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất kiếm khí", là cảnh giới cao nhất của Nhất Dương chỉ. Để luyện được Lục Mạch thần kiếm, người tập võ cần có nội công rất cao.
Nhờ cơ duyên, Đoàn Dự tình cờ tìm thấy 2 bộ bí kíp võ công thượng thừa là Lăng ba vi bộ và Bắc Minh thần công mà bao người khao khát có được.
Nhờ Bắc Minh thần công, Đoàn Dự hút được nội lực của Vô Lượng Kiếm, Đoàn Diên Khánh, Hoàng My Tăng, Diệp Nhị Nương, Nam Hải Ngạc Thần, Cưu Ma Trí… Với nguồn nội lực hơn 200 năm, Đoàn Dự có thể luyện được Lục Mạch thần kiếm và bước vào hàng đại cao thủ.
Thế nhưng, Đoàn Dự không phải là đệ nhất cao thủ trong tác phẩm "Thiên long bát bộ" của nhà văn Kim Dung. Điều này được cho là vì Đoàn Dự sinh nhầm thời.
Dù tình cờ luyện được võ công thượng thừa nhưng Đoàn Dự không thể đứng đầu võ lâm bởi thời đại mà ông sinh sống có vô số cao thủ võ lâm như: Vô Danh thần tăng, Hư Trúc, Kiều Phong, Thiên Long tứ tuyệt, Tam lão…
Tất cả những cao thủ này đều là những người khổ luyện võ nghệ suốt nhiều năm mới có được thực lực đáng gờm. Do đó, xét về thực lực, những người này đều xếp trên Đoàn Dự.
Thêm nữa, Đoàn Dự có nội công cao, hơn 200 năm là nhờ hấp thu nội lực của người khác qua tuyệt kỹ Bắc Minh thần công chứ không phải tự tu luyện mà có như những cao thủ khác. Do đó, Đoàn Dự không thể trở thành đệ nhất cao thủ trong "Thiên long bát bộ".