Thời Mỹ đánh phá miền Bắc và sau năm 1975, nhiều hợp tác xã ở Hà Nội đúc vành xe đạp bằng xác máy bay và vỏ quả bom bi nên người dân gọi là vành Đuy-ra hay vành bom bi. Vành sau và chắn bùn chiếc xe đạp này làm bằng đuy-ra. (Ảnh trong bài chụp từ triển lãm ở Hà Nội).Vỏ bom được rất nhiều hợp tác xã nông nghiệp, trường học, nhà máy, xí nghiệp dùng làm kẻng báo giờ, báo động trong thời gian Mỹ đánh phá miền Bắc và thời bao cấp. Có địa phương còn dùng làm kẻng hộ đê. Chiếc kẻng này làm bằng quả bom nặng 250 cân Anh, tương đương 120kg.Hòm đựng đạn pháo được người dân và sinh viên các trường đại học dùng làm hòm đựng quần áo trong kháng chiến chống Mỹ và thời bao cấp.Chiếc va li làm từ xác máy bay F-4 của ông Nguyễn Đức Thảo, Sư đoàn 363 Phòng không.Bộ bàn ghế làm từ mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống khu vực làng Ngọc Hà tháng 12/1972. Trên bàn là chiếc điếu cày làm bằng xác máy bay B-52 bị bắn cháy và rơi tại Thanh Oai, Hà Nội.Đèn ngủ làm từ vỏ đạn pháo.Chiếc hòm đựng đồ sửa chữa xe đạp tưởng như không có gì đặc biệt này được làm bằng mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.Nhiều gia đình, thợ sửa chữa xe máy ở miền Bắc thời chiến dùng thùng đựng đạn 12,7mm của Mỹ làm thùng đựng dụng cụ.Thời gian kháng chiến chống Mỹ và thời bao cấp, chậu đồng và mâm đồng chủ yếu làm từ vỏ đạn pháo các loại. Những năm 1960-1970 vẫn còn các ông thợ hàn nồi đồng rong đi khắp các làng quê. Chiếc chậu đồng này làm từ vỏ đạn 130mm.Mũ sắt đã được nhiều gia đình dùng làm cối giã cua, giã vừng, thậm chí là giã bánh dày.Chiếc xô này cũng làm từ mảnh máy bay bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.Chiếc thùng đựng thực phẩm của quân đội Mỹ được nhiều người bán giải khát dùng đựng đá thời bao cấp.Mũ sắt được thợ sửa xe đạp đựng nước để thử săm trong thập kỷ 1960-1970.Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
Thời Mỹ đánh phá miền Bắc và sau năm 1975, nhiều hợp tác xã ở Hà Nội đúc vành xe đạp bằng xác máy bay và vỏ quả bom bi nên người dân gọi là vành Đuy-ra hay vành bom bi. Vành sau và chắn bùn chiếc xe đạp này làm bằng đuy-ra. (Ảnh trong bài chụp từ triển lãm ở Hà Nội).
Vỏ bom được rất nhiều hợp tác xã nông nghiệp, trường học, nhà máy, xí nghiệp dùng làm kẻng báo giờ, báo động trong thời gian Mỹ đánh phá miền Bắc và thời bao cấp. Có địa phương còn dùng làm kẻng hộ đê. Chiếc kẻng này làm bằng quả bom nặng 250 cân Anh, tương đương 120kg.
Hòm đựng đạn pháo được người dân và sinh viên các trường đại học dùng làm hòm đựng quần áo trong kháng chiến chống Mỹ và thời bao cấp.
Chiếc va li làm từ xác máy bay F-4 của ông Nguyễn Đức Thảo, Sư đoàn 363 Phòng không.
Bộ bàn ghế làm từ mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống khu vực làng Ngọc Hà tháng 12/1972. Trên bàn là chiếc điếu cày làm bằng xác máy bay B-52 bị bắn cháy và rơi tại Thanh Oai, Hà Nội.
Đèn ngủ làm từ vỏ đạn pháo.
Chiếc hòm đựng đồ sửa chữa xe đạp tưởng như không có gì đặc biệt này được làm bằng mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.
Nhiều gia đình, thợ sửa chữa xe máy ở miền Bắc thời chiến dùng thùng đựng đạn 12,7mm của Mỹ làm thùng đựng dụng cụ.
Thời gian kháng chiến chống Mỹ và thời bao cấp, chậu đồng và mâm đồng chủ yếu làm từ vỏ đạn pháo các loại. Những năm 1960-1970 vẫn còn các ông thợ hàn nồi đồng rong đi khắp các làng quê. Chiếc chậu đồng này làm từ vỏ đạn 130mm.
Mũ sắt đã được nhiều gia đình dùng làm cối giã cua, giã vừng, thậm chí là giã bánh dày.
Chiếc xô này cũng làm từ mảnh máy bay bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.
Chiếc thùng đựng thực phẩm của quân đội Mỹ được nhiều người bán giải khát dùng đựng đá thời bao cấp.
Mũ sắt được thợ sửa xe đạp đựng nước để thử săm trong thập kỷ 1960-1970.
Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.