Trong tác phẩm "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân, hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng và 3 đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng trở thành ký ức khó quên đối với nhiều thế hệ.Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng đều là những nhân vật có thân thế và bản lĩnh hơn người. Dù vậy, giữa 3 người có sự khác biệt lớn. Trong khi Tôn Ngộ Không và Sa Tăng trước khi lấy kinh phải trải qua nhiều khó khăn thì Trư Bát Giới có cuộc sống thuận lợi, sung túc khi ở Thiên đình.Cụ thể, khi ở trên Thiên đình, Trư Bát Giới giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái ở Thiên Đình, không bị hạn chế tự do cũng như không phải chịu bất cứ hình phạt nào.Trái lại, Tôn Ngộ Không bị Phật Tổ giam ở núi Ngũ Hành Sơn 500 năm trong khi Sa Tăng mỗi ngày đều phải chịu đựng ngàn mũi tên đâm xuyên ngực.Không chỉ sống những tháng tự do, thoải mái hơn, Trư Bát Giới còn là người giàu có, sung túc nhất trong số 3 đồ đệ của Đường Tăng. Trư Bát Giới có nơi ở riêng là hang động ở núi Phúc Linh.Khi bị đày xuống hạ giới, Trư Bát Giới cải trang thành một người chạy việc để tiếp cận tiểu thư họ Cao nhưng cũng phần nào giúp đỡ công việc làm ăn của gia đình này thêm phát triển. Thậm chí, Trư Bát Giới còn được Cao viên ngoại hứa gả con gái xinh đẹp Cao Thúy Lan cho. Vào ngày cưới, vì quá vui mừng nên uống quá chén mà Bát Giới vô tình để lộ hình hài thật khiến nhà họ Cao khiếp sợ.Trong khi đó, Tôn Ngộ Không có Ngũ Hành Sơn, Sa Tăng có sống Lưu Sa nhưng đều là những vùng đất hoang vắng, ít tài nguyên, sống cách xa cách loài người.Từ những điều trên, Trư Bát Giới trở thành người có cuộc sống giàu sang, đầy đủ nhất trong số 3 đồ đệ của Đường Tăng. Do đó, Trư Bát Giới là người không mặn mà với chuyện đi thỉnh kinh nhất.Ngay cả khi được Quan Âm khuyên răn đi theo Đường Tăng để có được tiền đồ vô lượng, đắc đạo thành tiên thì Trư Bát Giới ban đầu từ chối vì cho rằng đi thỉnh kinh sẽ cực khổ, sợ bị đói cũng như sợ phải tuân thủ hàng loạt quy tắc nhà Phật.Cuối cùng, Bồ Tát thuyết phục rằng nếu đi theo thỉnh kinh, đi theo con đường chính nghĩa, hướng thiện thì Trư Bát Giới sẽ có diện mạo như mong muốn thay vì nửa người nửa lợn như hiện tại. Nghe vậy, Trư Bát Giới mới đồng ý đi theo Đường Tăng.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.
Trong tác phẩm "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân, hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng và 3 đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng trở thành ký ức khó quên đối với nhiều thế hệ.
Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng đều là những nhân vật có thân thế và bản lĩnh hơn người. Dù vậy, giữa 3 người có sự khác biệt lớn. Trong khi Tôn Ngộ Không và Sa Tăng trước khi lấy kinh phải trải qua nhiều khó khăn thì Trư Bát Giới có cuộc sống thuận lợi, sung túc khi ở Thiên đình.
Cụ thể, khi ở trên Thiên đình, Trư Bát Giới giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái ở Thiên Đình, không bị hạn chế tự do cũng như không phải chịu bất cứ hình phạt nào.
Trái lại, Tôn Ngộ Không bị Phật Tổ giam ở núi Ngũ Hành Sơn 500 năm trong khi Sa Tăng mỗi ngày đều phải chịu đựng ngàn mũi tên đâm xuyên ngực.
Không chỉ sống những tháng tự do, thoải mái hơn, Trư Bát Giới còn là người giàu có, sung túc nhất trong số 3 đồ đệ của Đường Tăng. Trư Bát Giới có nơi ở riêng là hang động ở núi Phúc Linh.
Khi bị đày xuống hạ giới, Trư Bát Giới cải trang thành một người chạy việc để tiếp cận tiểu thư họ Cao nhưng cũng phần nào giúp đỡ công việc làm ăn của gia đình này thêm phát triển. Thậm chí, Trư Bát Giới còn được Cao viên ngoại hứa gả con gái xinh đẹp Cao Thúy Lan cho. Vào ngày cưới, vì quá vui mừng nên uống quá chén mà Bát Giới vô tình để lộ hình hài thật khiến nhà họ Cao khiếp sợ.
Trong khi đó, Tôn Ngộ Không có Ngũ Hành Sơn, Sa Tăng có sống Lưu Sa nhưng đều là những vùng đất hoang vắng, ít tài nguyên, sống cách xa cách loài người.
Từ những điều trên, Trư Bát Giới trở thành người có cuộc sống giàu sang, đầy đủ nhất trong số 3 đồ đệ của Đường Tăng. Do đó, Trư Bát Giới là người không mặn mà với chuyện đi thỉnh kinh nhất.
Ngay cả khi được Quan Âm khuyên răn đi theo Đường Tăng để có được tiền đồ vô lượng, đắc đạo thành tiên thì Trư Bát Giới ban đầu từ chối vì cho rằng đi thỉnh kinh sẽ cực khổ, sợ bị đói cũng như sợ phải tuân thủ hàng loạt quy tắc nhà Phật.
Cuối cùng, Bồ Tát thuyết phục rằng nếu đi theo thỉnh kinh, đi theo con đường chính nghĩa, hướng thiện thì Trư Bát Giới sẽ có diện mạo như mong muốn thay vì nửa người nửa lợn như hiện tại. Nghe vậy, Trư Bát Giới mới đồng ý đi theo Đường Tăng.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.