Tọa lạc cạnh ngã tư Lê Lợi - Hùng Vương, ngay đầu phía Nam cầu Trường Tiền của thành phố Huế, Đài Thánh Tử đạo là nơi ghi dấu một sự kiện lớn trong phong trào Phật giáo Huế năm 1963 - một phong trào yêu nước, chống đế quốc Mỹ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.Sự kiện này xảy ra vào ngày Phật đản 8/5/1963, khi các Phật tử tiến hành biểu tình tại đài phát thanh Huế bị lực lượng vũ trang của chính quyền Sài Gòn đàn áp, khiến 8 người thiệt mạng. Vụ việc khiến quần chúng phẫn nộ và cuộc đấu tranh của những người yêu nước lan rộng trên toàn miền Nam.Để tưởng nhớ sự kiện bi thảm ngày 8/5/1963, vào ngày vía Đức Phật A Di Đà năm 1965, một đài tưởng niệm đã được đặt đá xây dựng trước đải phát thanh Huế, được gọi là Đài Kỷ niệm Thánh Tử Đạo.Công trình được xây dựng theo đồ án kiến trúc của kỹ sư Ngô Nẫm, có chiều cao 6m, gồm 3 phần: phần đế, phần thân và phần đỉnh.Phần đế được xem như phần mộ, gồm trụ đế và đài, có chiều cao 0,8m, chu vi khoảng 9,91m.Phần đài là một hoa sen cách điệu gồm 8 cánh, biểu trưng cho Bát Chánh đạo trong giáo lý nhà Phật, đồng thời cũng là biểu trưng cho 8 vị Thánh tử vì đạo.Phần thân được xây theo hình khối lăng trụ gồm 4 mặt. Phần bên dưới được đúc hình vuông có cạnh 0,9m, tiến dần lên trên cạnh thu hẹp lại còn 0,77m, chiều cao tháp là 1,28m.Mặt tiền phần thân hướng ra ngã tư, được dùng làm bia ghi lạc khoản “Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật lịch 2507, ngày 8/5/1963” ở bên trên, “Giáo hội Thừa Thiên phụng lập” ở phía dưới. Giữa bia ghi pháp danh và thế danh 8 vị Thánh tử đạo vào đêm mùng 8/5/1963, tức đêm rằm tháng 4 Phật lịch 2507.Mặt sau là bài minh bằng chữ Hán được viết theo lối chân phương khắc sâu vào đá cẩm thạch, nói về sự hi sinh của các Thánh với lời lẽ vô cùng thống thiết.Phần đỉnh là một đài hoa được trang trí bằng hình lá sen ngược và 3 quả cầu chồng lên nhau biểu trưng cho Tam bảo: Phật - Pháp - Tăng. Chiều cao của phần đỉnh ước chừng 1,5m.Phía trên cùng là bánh xe Pháp có 12 nan được đúc bằng đồng, biểu thị cho 12 nhân duyên trong Phật giáo.Sau nhiều thăng trầm lịch sử, thành phố Huế thay đổi nhanh chóng. Tòa nhà đài phát thanh nơi xảy ra biến cố đã nhiều lần đổi chủ. Đến năm 2010, tòa nhà đã được phá bỏ để xây dựng vườn hoa.Cũng trong dịp này, Đài Thánh Tử đạo đã được trùng tu cho đồng bộ với cảnh quan mới, góp phần tạo nên diện mạo khang trang cho thành phố Di sản.Vào những ngày lễ, Tết, đặc biệt là ngày rằm tháng Tư - ngày kỷ niệm các Thánh Tử đạo - đông đảo tăng, ni, Phật tử và du khách thập phương lại đến dâng hương, tưởng niệm tại Đài Thánh Tử đạo theo truyền thống đạo lý của dân tộc...Xem video: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Huế. (Nguồn: Vietfuntravel).
Tọa lạc cạnh ngã tư Lê Lợi - Hùng Vương, ngay đầu phía Nam cầu Trường Tiền của thành phố Huế, Đài Thánh Tử đạo là nơi ghi dấu một sự kiện lớn trong phong trào Phật giáo Huế năm 1963 - một phong trào yêu nước, chống đế quốc Mỹ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.
Sự kiện này xảy ra vào ngày Phật đản 8/5/1963, khi các Phật tử tiến hành biểu tình tại đài phát thanh Huế bị lực lượng vũ trang của chính quyền Sài Gòn đàn áp, khiến 8 người thiệt mạng. Vụ việc khiến quần chúng phẫn nộ và cuộc đấu tranh của những người yêu nước lan rộng trên toàn miền Nam.
Để tưởng nhớ sự kiện bi thảm ngày 8/5/1963, vào ngày vía Đức Phật A Di Đà năm 1965, một đài tưởng niệm đã được đặt đá xây dựng trước đải phát thanh Huế, được gọi là Đài Kỷ niệm Thánh Tử Đạo.
Công trình được xây dựng theo đồ án kiến trúc của kỹ sư Ngô Nẫm, có chiều cao 6m, gồm 3 phần: phần đế, phần thân và phần đỉnh.
Phần đế được xem như phần mộ, gồm trụ đế và đài, có chiều cao 0,8m, chu vi khoảng 9,91m.
Phần đài là một hoa sen cách điệu gồm 8 cánh, biểu trưng cho Bát Chánh đạo trong giáo lý nhà Phật, đồng thời cũng là biểu trưng cho 8 vị Thánh tử vì đạo.
Phần thân được xây theo hình khối lăng trụ gồm 4 mặt. Phần bên dưới được đúc hình vuông có cạnh 0,9m, tiến dần lên trên cạnh thu hẹp lại còn 0,77m, chiều cao tháp là 1,28m.
Mặt tiền phần thân hướng ra ngã tư, được dùng làm bia ghi lạc khoản “Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật lịch 2507, ngày 8/5/1963” ở bên trên, “Giáo hội Thừa Thiên phụng lập” ở phía dưới. Giữa bia ghi pháp danh và thế danh 8 vị Thánh tử đạo vào đêm mùng 8/5/1963, tức đêm rằm tháng 4 Phật lịch 2507.
Mặt sau là bài minh bằng chữ Hán được viết theo lối chân phương khắc sâu vào đá cẩm thạch, nói về sự hi sinh của các Thánh với lời lẽ vô cùng thống thiết.
Phần đỉnh là một đài hoa được trang trí bằng hình lá sen ngược và 3 quả cầu chồng lên nhau biểu trưng cho Tam bảo: Phật - Pháp - Tăng. Chiều cao của phần đỉnh ước chừng 1,5m.
Phía trên cùng là bánh xe Pháp có 12 nan được đúc bằng đồng, biểu thị cho 12 nhân duyên trong Phật giáo.
Sau nhiều thăng trầm lịch sử, thành phố Huế thay đổi nhanh chóng. Tòa nhà đài phát thanh nơi xảy ra biến cố đã nhiều lần đổi chủ. Đến năm 2010, tòa nhà đã được phá bỏ để xây dựng vườn hoa.
Cũng trong dịp này, Đài Thánh Tử đạo đã được trùng tu cho đồng bộ với cảnh quan mới, góp phần tạo nên diện mạo khang trang cho thành phố Di sản.
Vào những ngày lễ, Tết, đặc biệt là ngày rằm tháng Tư - ngày kỷ niệm các Thánh Tử đạo - đông đảo tăng, ni, Phật tử và du khách thập phương lại đến dâng hương, tưởng niệm tại Đài Thánh Tử đạo theo truyền thống đạo lý của dân tộc...
Xem video: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Huế. (Nguồn: Vietfuntravel).