Bắc qua sông Ba (sông Đà Rằng), thuộc thành phố Tuy Hòa, cầu đường sắt Đà Rằng được coi là một biểu tượng của mảnh đất Phú Yên.Cầu được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20, có tổng cộng 21 nhịp với chiều dài 1.101 mét, được thiết kế với kết cấu dầm thép chịu lực, trụ bê tông cốt thép.Lúc bấy giờ, cầu Đà Rằng là cây cầu dài nhất miền Trung, dài thứ nhì nước ta, sau cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.Cái tên Đà Rằng xuất phát từ tiếng Chăm cổ “Ea Rarang” nghĩa là “con sông lau sậy”.Đến năm 1969, một cây cầu đường bộ được xây song song với cầu đường sắt, khánh thành năm 1971.Dù vậy, nhắc đến cầu Đà Rằng, người Phú Yên thường liên tưởng đến hình ảnh cây cầu đường sắt với đường nét kiến trúc thanh thoát soi bóng xuống dòng sông hiền hòa.Đến đầu những năm 2000, do đã xuống cấp theo thời gian, cầu đường sắt Đà Rằng được gia cố trụ cấu, thay toàn bộ kết cấu thép.Dù được làm mới với nhiều thay đổi về thiết kế, cây cây cầu vẫn giữ được phần nào bóng dáng quen thuộc của thuở xưa.Cùng với núi Nhạn, sông Ba, cầu Đà Rằng tạo nên một cảnh sắc đặc trưng của Phú Yên, ghi dấu vào tâm khảm của những người con của mảnh đất này suốt nhiều thế hệ.Tỉnh cảm của người Phú yên với cây cầu được thể hiện cô đọng câu ca dao: “Cầu Đà Rằng dài hai mươi mốt nhịp / Chàng bỏ ta đi biền biệt bấy lâu / Ngày xuân con cá giải sầu / Trông chàng chẳng thấy chàng đâu hỡi chàng”.
Bắc qua sông Ba (sông Đà Rằng), thuộc thành phố Tuy Hòa, cầu đường sắt Đà Rằng được coi là một biểu tượng của mảnh đất Phú Yên.
Cầu được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20, có tổng cộng 21 nhịp với chiều dài 1.101 mét, được thiết kế với kết cấu dầm thép chịu lực, trụ bê tông cốt thép.
Lúc bấy giờ, cầu Đà Rằng là cây cầu dài nhất miền Trung, dài thứ nhì nước ta, sau cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
Cái tên Đà Rằng xuất phát từ tiếng Chăm cổ “Ea Rarang” nghĩa là “con sông lau sậy”.
Đến năm 1969, một cây cầu đường bộ được xây song song với cầu đường sắt, khánh thành năm 1971.
Dù vậy, nhắc đến cầu Đà Rằng, người Phú Yên thường liên tưởng đến hình ảnh cây cầu đường sắt với đường nét kiến trúc thanh thoát soi bóng xuống dòng sông hiền hòa.
Đến đầu những năm 2000, do đã xuống cấp theo thời gian, cầu đường sắt Đà Rằng được gia cố trụ cấu, thay toàn bộ kết cấu thép.
Dù được làm mới với nhiều thay đổi về thiết kế, cây cây cầu vẫn giữ được phần nào bóng dáng quen thuộc của thuở xưa.
Cùng với núi Nhạn, sông Ba, cầu Đà Rằng tạo nên một cảnh sắc đặc trưng của Phú Yên, ghi dấu vào tâm khảm của những người con của mảnh đất này suốt nhiều thế hệ.
Tỉnh cảm của người Phú yên với cây cầu được thể hiện cô đọng câu ca dao: “Cầu Đà Rằng dài hai mươi mốt nhịp / Chàng bỏ ta đi biền biệt bấy lâu / Ngày xuân con cá giải sầu / Trông chàng chẳng thấy chàng đâu hỡi chàng”.