1. Năm 1911, để thuận tiện hơn cho việc cai trị các vùng lãnh thổ ở Ấn Độ, thực dân Anh đã chuyển thủ đô của Ấn Độ từ thành phố Calcutta sang Delhi. Cùng với một cuộc xây dựng lớn, năm 1927, Delhi được đổi tên thành New Delhi vào năm 1931 thành phố chính thức được khánh thành.Sau khi người Anh rời khỏi Ấn Độ năm 1947, New Delhi tiếp tục là thủ đô Ấn Độ. Với tốc độ đô thị hóa chóng mặt, dân số thành phố hiện nay là gần 20 triệu người, là một trong những thủ đô có quy mô lớn nhất thế giới.2. Sau khi Pakistan trở thành quốc gia độc nập năm 1947, Karachi trở thành thủ đô đầu tiên của nước này. Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính vào những năm 1950, chính quyền quân sự đã chọn Islamabad nằm ở phía Bắc làm thủ đô mới.Islamabad được chọn làm thủ đô là nhờ có vị trí gần với phần lãnh thổ đang tranh chấp Kashmir và không bị đe dọa từ các cuộc tấn công ven biển. Dân số của thành phố Islamabad ngày nay là trên 1 triệu người, gấp 10 lần so với thời điểm được chọn làm thủ đô.3. Vào những năm 1980, Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia đã đề xuất chuyển thủ đô hành chính từ Kuala Lumpur sang Putrajaya - cách đó 25 km về phía Nam. Putrajaya được đặt theo tên của ông Tunku Abdul Rahman Putra al-Haj, vị Thủ tướng đầu tiên của đất nước.Ngày nay Putrajaya là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Chính phủ, bao gồm cả Văn phòng Thủ tướng và dinh Thủ tướng. Trong vài thập niên, Putrajaya đã phát triển nhanh chóng với sự xuất hiện của các khu chung cư cao tầng, hệ thống giải trí, trung tâm thương mại hiện đại...4. Năm 1994, Tổng thống Kazakhstan Nurseult Nazarbayev đã thông qua đạo luật di chuyển thủ đô từ Almaty đến Akmola. Kể từ năm 1998 đến nay, thủ đô của Kazakhstan đã trải qua 2 lần đổi tên, thành Astana vào năm 1998 và hiện nay là Nur Sultan.Nằm ở trung tâm của Kazakhstan, Nur Sultan từ một thị trấn tỉnh lẻ đã trở thành một thành phố hiện đại, trẻ trung, sôi động và là trung tâm kinh tế của đất nước Trung Á này.5. Năm 2005, chính quyền quân sự Myanmar đã phê chuẩn quy hoạch thủ đô mới Nay Pyi Daw và đến năm 2006 thì chuyển các cơ quan đầu não của chính phủ từ Yangoon về đây. Lý do Myanmar chuyển thủ đô là không rõ ràng nhưng được cho là do các vấn đề về kinh tế hoặc quốc phòng.Là một đô thị đang phát triển với tốc độ nhanh, Nay Pyi Daw sở hữu hệ một con đường 20 làn ở trung tâm, một sân bay hiện đại, nhiều đền đài và trung tâm mua sắm hoành tráng. Dù vậy khung cảnh tại thành phố này vẫn khá vắng vẻ do dân số chưa phát triển tương xứng với cơ sở hạ tầng.6. Một quốc gia khác ở Đông Nam Á là Philippines đã trải quả nhiều lần “xáo trộn” thủ đô. Năm 1948, Manila nhường vị trí thủ đô cho thành phố Quezon, cho đến khi được phục hồi vào năm 1976.Hiện nay, trước tình trạng “quá tải” của Manila, chính phủ Philippines đang để ngỏ ý tưởng dời thủ đô đến vùng đô thị mới có tên New Clark City, cách Manila khoảng 100 km về phía Bắc.7. Tháng 8/2019, Tổng thống Joko Widodo đã lựa chọn tỉnh Đông Kalimantan thuộc đảo Borneo làm thủ đô mới của Indonesia. Việc dời đô được tiến hành do thủ đô Jakarta hiện tại đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng, cùng tình trạng ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thông.Thủ đô tương lai ở Kalimanta được chọn vì ít chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và nằm ở vị trí trung tâm của quốc đảo rộng lớn, đồng thời cũng phù hợp với kế hoạch giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào Jakarta. Mời quý độc giả xem video: Đôi nét về văn minh các nước Đông Nam Á.
1. Năm 1911, để thuận tiện hơn cho việc cai trị các vùng lãnh thổ ở Ấn Độ, thực dân Anh đã chuyển thủ đô của Ấn Độ từ thành phố Calcutta sang Delhi. Cùng với một cuộc xây dựng lớn, năm 1927, Delhi được đổi tên thành New Delhi vào năm 1931 thành phố chính thức được khánh thành.
Sau khi người Anh rời khỏi Ấn Độ năm 1947, New Delhi tiếp tục là thủ đô Ấn Độ. Với tốc độ đô thị hóa chóng mặt, dân số thành phố hiện nay là gần 20 triệu người, là một trong những thủ đô có quy mô lớn nhất thế giới.
2. Sau khi Pakistan trở thành quốc gia độc nập năm 1947, Karachi trở thành thủ đô đầu tiên của nước này. Tuy nhiên, sau cuộc đảo chính vào những năm 1950, chính quyền quân sự đã chọn Islamabad nằm ở phía Bắc làm thủ đô mới.
Islamabad được chọn làm thủ đô là nhờ có vị trí gần với phần lãnh thổ đang tranh chấp Kashmir và không bị đe dọa từ các cuộc tấn công ven biển. Dân số của thành phố Islamabad ngày nay là trên 1 triệu người, gấp 10 lần so với thời điểm được chọn làm thủ đô.
3. Vào những năm 1980, Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia đã đề xuất chuyển thủ đô hành chính từ Kuala Lumpur sang Putrajaya - cách đó 25 km về phía Nam. Putrajaya được đặt theo tên của ông Tunku Abdul Rahman Putra al-Haj, vị Thủ tướng đầu tiên của đất nước.
Ngày nay Putrajaya là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Chính phủ, bao gồm cả Văn phòng Thủ tướng và dinh Thủ tướng. Trong vài thập niên, Putrajaya đã phát triển nhanh chóng với sự xuất hiện của các khu chung cư cao tầng, hệ thống giải trí, trung tâm thương mại hiện đại...
4. Năm 1994, Tổng thống Kazakhstan Nurseult Nazarbayev đã thông qua đạo luật di chuyển thủ đô từ Almaty đến Akmola. Kể từ năm 1998 đến nay, thủ đô của Kazakhstan đã trải qua 2 lần đổi tên, thành Astana vào năm 1998 và hiện nay là Nur Sultan.
Nằm ở trung tâm của Kazakhstan, Nur Sultan từ một thị trấn tỉnh lẻ đã trở thành một thành phố hiện đại, trẻ trung, sôi động và là trung tâm kinh tế của đất nước Trung Á này.
5. Năm 2005, chính quyền quân sự Myanmar đã phê chuẩn quy hoạch thủ đô mới Nay Pyi Daw và đến năm 2006 thì chuyển các cơ quan đầu não của chính phủ từ Yangoon về đây. Lý do Myanmar chuyển thủ đô là không rõ ràng nhưng được cho là do các vấn đề về kinh tế hoặc quốc phòng.
Là một đô thị đang phát triển với tốc độ nhanh, Nay Pyi Daw sở hữu hệ một con đường 20 làn ở trung tâm, một sân bay hiện đại, nhiều đền đài và trung tâm mua sắm hoành tráng. Dù vậy khung cảnh tại thành phố này vẫn khá vắng vẻ do dân số chưa phát triển tương xứng với cơ sở hạ tầng.
6. Một quốc gia khác ở Đông Nam Á là Philippines đã trải quả nhiều lần “xáo trộn” thủ đô. Năm 1948, Manila nhường vị trí thủ đô cho thành phố Quezon, cho đến khi được phục hồi vào năm 1976.
Hiện nay, trước tình trạng “quá tải” của Manila, chính phủ Philippines đang để ngỏ ý tưởng dời thủ đô đến vùng đô thị mới có tên New Clark City, cách Manila khoảng 100 km về phía Bắc.
7. Tháng 8/2019, Tổng thống Joko Widodo đã lựa chọn tỉnh Đông Kalimantan thuộc đảo Borneo làm thủ đô mới của Indonesia. Việc dời đô được tiến hành do thủ đô Jakarta hiện tại đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng, cùng tình trạng ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thông.
Thủ đô tương lai ở Kalimanta được chọn vì ít chịu ảnh hưởng bởi thiên tai và nằm ở vị trí trung tâm của quốc đảo rộng lớn, đồng thời cũng phù hợp với kế hoạch giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào Jakarta.
Mời quý độc giả xem video: Đôi nét về văn minh các nước Đông Nam Á.