Nằm ở phường Trường An, thành phố Huế, đàn Nam Giao là một đàn tế triều Nguyễn được vua Gia Long cho khởi công xây dựng vào ngày 25/3/1806, là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ Tế Giao, lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm.Công trình trung tâm của đàn Nam Giao là Giao đàn, gồm 3 tầng. Tầng dưới cùng xây hình vuông, tượng trưng cho Người. Tầng giữa là Phương đàn hay còn gọi là Tùng đàn, xây hình vuông, tượng trưng cho Đất. Tầng trên cùng là Viên đàn, xây thành hình tròn, tượng trưng cho Trời.Lễ tế Nam Giao được coi là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ. Đây là lễ tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng, chỉ nhà vua mới có quyền thực hiện.Nằm ở phía Tây của Kinh thành Huế, đàn Xã Tắc của nhà Nguyễn được xây dựng năm 1908, dưới triều vua Gia Long 5 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc).Đàn được đắp lộ thiên, kiến trúc nguyên bản gồm hai tầng, hình vuông (công trình hiện tại được xây dựng lại gần đây). Lúc xây đàn, nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống nạp đất sạch để đắp. Bởi vậy, có thể coi đàn Xã Tắc là tượng trưng cho đất đai cả tổ quốc.Theo quy định của triều Nguyễn, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, vua "ngự giá" làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 Âm lịch.Nằm giữa khuôn viên Trường tiểu học Phường Đúc ở số 245 Bùi Thị Xuân, thành phố Huế, đàn Sơn Xuyên được xây dựng vào năm 1853, thời vua Tự Đức để làm nơi cúng tế toàn bộ thần núi, thần sông của địa phương.Về kiến trúc, đàn cao hai tầng, xây bằng gạch vồ, vôi vữa và đá núi. Theo sử nhà Nguyễn, đàn Sơn Xuyên ở Huế được xây dựng theo hình mẫu của đàn Xã Tắc trong Hoàng thành Huế. Theo thời gian, kiến trúc đàn không còn nguyên vẹn, các án thờ chư thần, bia đá, bài vị... đều đã mất.Việc tế lễ ở đàn Sơn Xuyên được nhà Nguyễn quy định cụ thể: Hàng năm tế vào các tháng trọng xuân và trọng thu (tức là tháng 2 và tháng 8 Âm lịch). Khoảng cuối thập niên 1960, người dân sở tại đã xây trên mặt đàn hai bệ thờ bằng bê tông, một điểm hóa vàng mã phục vụ nhu cầu tâm linh.Tọa lạc tại 73 đường Ông Ích Khiêm, Tây Nam Kinh thành Huế, Đàn Âm hồn được lập ra dưới triều vua Thành Thái để tế vong hồn những người hy sinh ngày Kinh đô Huế thất thủ 23/5 Ất Dậu (1885).Đàn này lúc đầu được đắp bằng đất, sau được xây cất tử tế, trở thành ngôi đền đặt bài vị ghi danh các chiến sĩ đã hy sinh trong ngày kinh đô thất thủ. Lễ tế Đàn Âm hồn lúc bấy giờ được xem như quốc lễ, quan Đề đốc kinh thành làm chủ tế. Nghi thức này kéo dài cho đến năm 1945.Sau năm 1945, do sự tan rã của nhà Nguyễn, các công trình của đàn Âm hồn dần dần đổ nát do chiến tranh và sự xâm hại của con người. Đến năm 2013, đàn mới được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Chính quyền sau đó đã tiến hành thu hồi đất các hộ dân đã lấn chiếm để trả lại cho di tích.Xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Huế.
Nằm ở phường Trường An, thành phố Huế, đàn Nam Giao là một đàn tế triều Nguyễn được vua Gia Long cho khởi công xây dựng vào ngày 25/3/1806, là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ Tế Giao, lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm.
Công trình trung tâm của đàn Nam Giao là Giao đàn, gồm 3 tầng. Tầng dưới cùng xây hình vuông, tượng trưng cho Người. Tầng giữa là Phương đàn hay còn gọi là Tùng đàn, xây hình vuông, tượng trưng cho Đất. Tầng trên cùng là Viên đàn, xây thành hình tròn, tượng trưng cho Trời.
Lễ tế Nam Giao được coi là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ. Đây là lễ tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng, chỉ nhà vua mới có quyền thực hiện.
Nằm ở phía Tây của Kinh thành Huế, đàn Xã Tắc của nhà Nguyễn được xây dựng năm 1908, dưới triều vua Gia Long 5 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc).
Đàn được đắp lộ thiên, kiến trúc nguyên bản gồm hai tầng, hình vuông (công trình hiện tại được xây dựng lại gần đây). Lúc xây đàn, nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống nạp đất sạch để đắp. Bởi vậy, có thể coi đàn Xã Tắc là tượng trưng cho đất đai cả tổ quốc.
Theo quy định của triều Nguyễn, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, vua "ngự giá" làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 Âm lịch.
Nằm giữa khuôn viên Trường tiểu học Phường Đúc ở số 245 Bùi Thị Xuân, thành phố Huế, đàn Sơn Xuyên được xây dựng vào năm 1853, thời vua Tự Đức để làm nơi cúng tế toàn bộ thần núi, thần sông của địa phương.
Về kiến trúc, đàn cao hai tầng, xây bằng gạch vồ, vôi vữa và đá núi. Theo sử nhà Nguyễn, đàn Sơn Xuyên ở Huế được xây dựng theo hình mẫu của đàn Xã Tắc trong Hoàng thành Huế. Theo thời gian, kiến trúc đàn không còn nguyên vẹn, các án thờ chư thần, bia đá, bài vị... đều đã mất.
Việc tế lễ ở đàn Sơn Xuyên được nhà Nguyễn quy định cụ thể: Hàng năm tế vào các tháng trọng xuân và trọng thu (tức là tháng 2 và tháng 8 Âm lịch). Khoảng cuối thập niên 1960, người dân sở tại đã xây trên mặt đàn hai bệ thờ bằng bê tông, một điểm hóa vàng mã phục vụ nhu cầu tâm linh.
Tọa lạc tại 73 đường Ông Ích Khiêm, Tây Nam Kinh thành Huế, Đàn Âm hồn được lập ra dưới triều vua Thành Thái để tế vong hồn những người hy sinh ngày Kinh đô Huế thất thủ 23/5 Ất Dậu (1885).
Đàn này lúc đầu được đắp bằng đất, sau được xây cất tử tế, trở thành ngôi đền đặt bài vị ghi danh các chiến sĩ đã hy sinh trong ngày kinh đô thất thủ. Lễ tế Đàn Âm hồn lúc bấy giờ được xem như quốc lễ, quan Đề đốc kinh thành làm chủ tế. Nghi thức này kéo dài cho đến năm 1945.
Sau năm 1945, do sự tan rã của nhà Nguyễn, các công trình của đàn Âm hồn dần dần đổ nát do chiến tranh và sự xâm hại của con người. Đến năm 2013, đàn mới được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Chính quyền sau đó đã tiến hành thu hồi đất các hộ dân đã lấn chiếm để trả lại cho di tích.
Xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Huế.