Tọa lạc ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn) là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu – quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ – từ năm 1400–1407.Tòa thành này được xây vào năm 1397 dưới triều Trần, theo chủ trương của Tể tướng Hồ Quý Ly. Thời điểm đó, quyền lực của Hồ Quý Ly đã lấn át vua. Với những toan tính sâu xa, ông quyết định xây kinh đô mới với tên Tây Đô.Việc dời đô đã có nhiều quần thần phân tích và can ngăn. Họ cho rằng nơi kinh đô mới tọa lạc quá xa xôi hẻo lánh. Nhưng Hồ Quý Ly vẫn quyết thực hiện ý tưởng của mình bằng mọi giá, vì theo ông, vào cuối thời Trần không còn là thời "trị" mà thực sự bước vào thời "loạn".Cái "loạn" thể hiện ở sự bất lực của bộ máy nhà nước quý tộc nhà Trần, ở mâu thuẫn giữa Hồ Quý Ly và vương hầu quý tộc và ở nguy cơ xâm lược của kẻ thù kể cả phía Bắc và phía Nam. Vì vậy, Hồ Quý Ly phải dời đô đến nơi đất hiểm.An Tôn - nơi kinh đô mới được xây dựng - là một vùng đất bằng phẳng rộng rãi thuộc trung du lắm sông nhiều núi vây bọc, địa thế hiểm nhưng tiện đường thủy bộ thông thương ra Bắc vào Nam.Về đường thủy từ An Tôn có thể theo dòng sông Mã đến Đồng Cổ để theo hệ thống sông đào thời Tiền Lê qua các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia vào Nam; hoặc xuôi dòng sông Lạch Trường ra biển, sông Lèn ra Bắc.Về đường bộ, có thể theo đường thượng đạo đi Kim Tân (Thạch Thành) - Rịa - Nho Quan để ra Bắc; theo đường Quan Hóa liên lạc với Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu (Sơn La) ở phía Tây Bắc và Lào ở phía Tây.Về phía Nam theo đường núi qua Thường Xuân hoặc Như Xuân đến Quý Châu hoặc Nghĩa Đàn miền tây Nghệ An hoặc theo đường Nông Cống, Như Xuân đến Quỳnh Châu (Tây Quỳnh Lưu) đến miền đồng bằng ven biển Nghệ An.Từ những phân tích này, có thể khẳng định An Tôn là vùng đất hiểm nhưng không phải là nơi hẻo lánh cùng đường như một số ý kiến đưa ra can ngăn.Việc dời đô về An Tôn của Hồ Quý Ly là để phòng chống giặc xâm lăng từ phía bắc là chủ yếu. Mặt khác, ông muốn rời Thăng Long bởi đó là nơi gắn với vương hầu quý tộc nhà Trần gần hai thế kỷ.Tầng lớp vương hầu quý tộc này đang là đối thủ một mất một còn của ông. Do vậy, việc dời đô là ý muốn chủ quan của Hồ Quý Ly nhưng hoàn toàn không phiêu lưu, được Hồ Quý Ly tính toán cân nhắc cẩn thận.Như vậy, từ những tính toán chiến lược của Hồ Quý Ly, thành An Tôn - ngày nay được biết đến rộng rãi với tên gọi Thành nhà Hồ - một tòa thành bằng đá, kiên cố, đồ sộ có một không hai ở nước ta, đã được xây dựng...Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
Tọa lạc ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn) là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu – quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ – từ năm 1400–1407.
Tòa thành này được xây vào năm 1397 dưới triều Trần, theo chủ trương của Tể tướng Hồ Quý Ly. Thời điểm đó, quyền lực của Hồ Quý Ly đã lấn át vua. Với những toan tính sâu xa, ông quyết định xây kinh đô mới với tên Tây Đô.
Việc dời đô đã có nhiều quần thần phân tích và can ngăn. Họ cho rằng nơi kinh đô mới tọa lạc quá xa xôi hẻo lánh. Nhưng Hồ Quý Ly vẫn quyết thực hiện ý tưởng của mình bằng mọi giá, vì theo ông, vào cuối thời Trần không còn là thời "trị" mà thực sự bước vào thời "loạn".
Cái "loạn" thể hiện ở sự bất lực của bộ máy nhà nước quý tộc nhà Trần, ở mâu thuẫn giữa Hồ Quý Ly và vương hầu quý tộc và ở nguy cơ xâm lược của kẻ thù kể cả phía Bắc và phía Nam. Vì vậy, Hồ Quý Ly phải dời đô đến nơi đất hiểm.
An Tôn - nơi kinh đô mới được xây dựng - là một vùng đất bằng phẳng rộng rãi thuộc trung du lắm sông nhiều núi vây bọc, địa thế hiểm nhưng tiện đường thủy bộ thông thương ra Bắc vào Nam.
Về đường thủy từ An Tôn có thể theo dòng sông Mã đến Đồng Cổ để theo hệ thống sông đào thời Tiền Lê qua các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia vào Nam; hoặc xuôi dòng sông Lạch Trường ra biển, sông Lèn ra Bắc.
Về đường bộ, có thể theo đường thượng đạo đi Kim Tân (Thạch Thành) - Rịa - Nho Quan để ra Bắc; theo đường Quan Hóa liên lạc với Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu (Sơn La) ở phía Tây Bắc và Lào ở phía Tây.
Về phía Nam theo đường núi qua Thường Xuân hoặc Như Xuân đến Quý Châu hoặc Nghĩa Đàn miền tây Nghệ An hoặc theo đường Nông Cống, Như Xuân đến Quỳnh Châu (Tây Quỳnh Lưu) đến miền đồng bằng ven biển Nghệ An.
Từ những phân tích này, có thể khẳng định An Tôn là vùng đất hiểm nhưng không phải là nơi hẻo lánh cùng đường như một số ý kiến đưa ra can ngăn.
Việc dời đô về An Tôn của Hồ Quý Ly là để phòng chống giặc xâm lăng từ phía bắc là chủ yếu. Mặt khác, ông muốn rời Thăng Long bởi đó là nơi gắn với vương hầu quý tộc nhà Trần gần hai thế kỷ.
Tầng lớp vương hầu quý tộc này đang là đối thủ một mất một còn của ông. Do vậy, việc dời đô là ý muốn chủ quan của Hồ Quý Ly nhưng hoàn toàn không phiêu lưu, được Hồ Quý Ly tính toán cân nhắc cẩn thận.
Như vậy, từ những tính toán chiến lược của Hồ Quý Ly, thành An Tôn - ngày nay được biết đến rộng rãi với tên gọi Thành nhà Hồ - một tòa thành bằng đá, kiên cố, đồ sộ có một không hai ở nước ta, đã được xây dựng...
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.