Không chỉ là một công trình kiến trúc cổ tính tuyệt đẹp, một trung tâm văn hóa nghệ thuật quan trọng, Nhà hát Lớn Hà Nội còn là nơi ghi dấu nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa trong công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.Ngược dòng lịch sử, vào đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi mở rộng hoạt động đến Hà Nội và một số địa phương khác... Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội.Ngày 28/5/1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Mục đích của hoạt động này là kêu gọi mọi người gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các thương binh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự sự kiện.Ngày 17/11/1946, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “Mùa đông binh sĩ”, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” trong cả nước để hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần cho thương binh và chiến sĩ trong mùa đông giá rét.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự buổi lễ. Tại sự kiện, Người cởi chiếc áo đang mặc để ủng hộ cho chương trình “Mùa đông binh sĩ”. Hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa này khiến những người có mặt ở Nhà hát Lớn không khỏi rưng rưng xúc động...Theo các tư liệu lịch sử, Nhà hát Lớn Hà Nội được người Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901 - 1911 theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.Được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Harlay và Broyer, công trình mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp kết hợp với cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... của các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20.Mặc dù được pha trộn nhiều phong cách, Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong.Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Sài Gòn và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một công trình mang tính biểu tượng của Hà Nội.Sự kiện lịch sử quan trọng nhất từng diễn ra trong nhà hát này là việc Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhóm họp và thông qua Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập.Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
Không chỉ là một công trình kiến trúc cổ tính tuyệt đẹp, một trung tâm văn hóa nghệ thuật quan trọng, Nhà hát Lớn Hà Nội còn là nơi ghi dấu nhiều hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa trong công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.
Ngược dòng lịch sử, vào đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi mở rộng hoạt động đến Hà Nội và một số địa phương khác... Ở Trung ương có Tổng Hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng Hội.
Ngày 28/5/1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Mục đích của hoạt động này là kêu gọi mọi người gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các thương binh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự sự kiện.
Ngày 17/11/1946, cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “Mùa đông binh sĩ”, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” trong cả nước để hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần cho thương binh và chiến sĩ trong mùa đông giá rét.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự buổi lễ. Tại sự kiện, Người cởi chiếc áo đang mặc để ủng hộ cho chương trình “Mùa đông binh sĩ”. Hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa này khiến những người có mặt ở Nhà hát Lớn không khỏi rưng rưng xúc động...
Theo các tư liệu lịch sử, Nhà hát Lớn Hà Nội được người Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901 - 1911 theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.
Được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Harlay và Broyer, công trình mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp kết hợp với cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... của các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20.
Mặc dù được pha trộn nhiều phong cách, Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong.
Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Sài Gòn và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một công trình mang tính biểu tượng của Hà Nội.
Sự kiện lịch sử quan trọng nhất từng diễn ra trong nhà hát này là việc Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhóm họp và thông qua Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập.
Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.