Hoành hành vào năm 1918-1920, đại dịch cúm Tây Ban Nha không chỉ là một trong những đợt dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề nhất, mà còn dẫn đến cuộc cách ly y tế lớn nhất lịch sử.Theo thống kê, đại dịch này đã gây nhiễm 500 triệu người trên khắp thế giới, giết chết 50 đến
100 triệu trong số những người bị nhiễm bệnh - từ 3 đến 5% dân số thế giới.Để đối phó với dịch bệnh có sức tàn phá khủng khiếp này, một cuộc phong tỏa với quy mô chưa từng có đã được thực hiện ở Mỹ và nhiều nước châu Âu.Không chỉ nỗ lực cách ly những người nhiễm bệnh, gần như mọi thành phố lớn đã dừng mọi hoạt động giao thông công cộng, đóng cửa trường học và cấm người dân tụ tập ở nơi công cộng.Các chuyên gia y tế ngày nay khẳng định, về cơ bản các biện pháp mạnh mẽ này đã ngăn chặn sự lây lan tạm thời, giúp dịch bệnh được kiềm chế. Tuy nhiên, cuộc phong tỏa cũng có mặt trái gắn với những hạn chế về tổ chức xã hội của các quốc gia đầu thế kỷ 20.Theo đó, tại nhiều thành phố, việc phong tỏa dẫn đến tình trạng rối ren trong việc vận hành đời sống khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Dịch bệnh ít phát tán ra ngoài thành phố nhưng đã tàn phá nặng nề cộng đồng bị cách ly bên trong nó.Thành công không trọn vẹn của cuộc phong tỏa thể hiện qua con số 675.000 người Mỹ và hàng triệu người ở các nước châu Âu tử vong và để lại những bài học đắt giá cho các hệ thống y tế sau này.Sau 100 năm, bóng ma chết chóc lại ám ảnh thế giới, khi dịch bệnh Covid-19 đang lây lan với tốc độ không thể kiểm soát ở nhiều quốc gia, dẫn đến những cuộc phong tỏa toàn diện. Không loại trừ khả năng, kỷ lục về cuộc cách ly y tế lớn nhất lịch sử sẽ bị phá vỡ...
Mời quý độc giả xem video: Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19.
Hoành hành vào năm 1918-1920, đại dịch cúm Tây Ban Nha không chỉ là một trong những đợt dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề nhất, mà còn dẫn đến cuộc cách ly y tế lớn nhất lịch sử.
Theo thống kê, đại dịch này đã gây nhiễm 500 triệu người trên khắp thế giới, giết chết 50 đến
100 triệu trong số những người bị nhiễm bệnh - từ 3 đến 5% dân số thế giới.
Để đối phó với dịch bệnh có sức tàn phá khủng khiếp này, một cuộc phong tỏa với quy mô chưa từng có đã được thực hiện ở Mỹ và nhiều nước châu Âu.
Không chỉ nỗ lực cách ly những người nhiễm bệnh, gần như mọi thành phố lớn đã dừng mọi hoạt động giao thông công cộng, đóng cửa trường học và cấm người dân tụ tập ở nơi công cộng.
Các chuyên gia y tế ngày nay khẳng định, về cơ bản các biện pháp mạnh mẽ này đã ngăn chặn sự lây lan tạm thời, giúp dịch bệnh được kiềm chế. Tuy nhiên, cuộc phong tỏa cũng có mặt trái gắn với những hạn chế về tổ chức xã hội của các quốc gia đầu thế kỷ 20.
Theo đó, tại nhiều thành phố, việc phong tỏa dẫn đến tình trạng rối ren trong việc vận hành đời sống khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Dịch bệnh ít phát tán ra ngoài thành phố nhưng đã tàn phá nặng nề cộng đồng bị cách ly bên trong nó.
Thành công không trọn vẹn của cuộc phong tỏa thể hiện qua con số 675.000 người Mỹ và hàng triệu người ở các nước châu Âu tử vong và để lại những bài học đắt giá cho các hệ thống y tế sau này.
Sau 100 năm, bóng ma chết chóc lại ám ảnh thế giới, khi dịch bệnh Covid-19 đang lây lan với tốc độ không thể kiểm soát ở nhiều quốc gia, dẫn đến những cuộc phong tỏa toàn diện. Không loại trừ khả năng, kỷ lục về cuộc cách ly y tế lớn nhất lịch sử sẽ bị phá vỡ...
Mời quý độc giả xem video: Việt Nam sản xuất bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19.