Cùng với thái giám, cung nữ Trung Quốc thời phong kiến là những người làm việc trong hoàng cung. Nhiệm vụ của họ là chăm lo mọi sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế và hậu cung. Mỗi ngày, họ phải làm vô số công việc vất vả, nặng nhọc và cẩn thận từng lời ăn, tiếng nói để tránh mắc lỗi, khiến chủ nhân tức giận, trừng phạt.Dù hàng ngày làm việc vất vả nhưng cung nữ vẫn không sợ bằng việc phải đi làm nhiệm vụ thủ lăng. Bởi lẽ, công việc này khiến họ "sống không bằng chết".Sau khi hoàng đế băng hà, một nhóm quan quân, phi tần và cung nữ sẽ phải làm nhiệm vụ thủ lăng (tức trông coi lăng mộ). Khi được chỉ định làm công việc này, cung nữ vô cùng sợ hãi khi biết cuộc sống phía trước là "địa ngục".Điều này xuất phát từ việc cung nữ hàng ngày có nhiệm vụ châm đèn, hương khói và dọn dẹp sạch sẽ lăng mộ. Từng ngày trôi qua, họ sống trong cô đơn, ít được gặp gỡ, trò chuyện với người khác.Việc thủ lăng đồng nghĩa với việc không có tương lai. Cung nữ sẽ phải làm nhiệm vụ này cho đến lúc chết trừ khi có chỉ thị đặc biệt của hoàng đế cho phép họ về cung.Trong thời gian thủ lăng, cung nữ có cuộc sống kham khổ, thiếu thốn đủ thứ do lăng mộ của hoàng đế thường ở vùng đất xa xôi, cách xa khu dân cư.Tiếp đến, do cung nữ có địa vị thấp kém nên khi đi thủ lăng, họ có thể bị những binh sĩ ở đó đánh đập, hành hạ mà không lo bị phát hiện. Các bậc đế vương ít khi quan tâm đến cuộc sống của những người làm nhiệm vụ thủ lăng, trừ khi xảy ra việc nghiêm trọng thì họ mới gửi báo cáo về triều đình.Thế nhưng, cung nữ không dám bỏ trốn vì sẽ rất dễ bị quan quân bắt được. Một khi bị bắt, họ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc và phải trả giá bằng tính mạng.Ngay cả khi may mắn trốn thoát thì người nhà của cung nữ sẽ bị triều đình xử phạt. Do đó, cung nữ không dám bỏ trốn vì sợ liên lụy đến người nhà.Cung nữ chỉ có thể thoát khỏi cuộc sống "địa ngục" đó một khi chết. Vì vậy, họ sống như những cái xác không hồn khi làm công việc vừa đáng sợ vừa dày vò thể chất và tâm lý này.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Cùng với thái giám, cung nữ Trung Quốc thời phong kiến là những người làm việc trong hoàng cung. Nhiệm vụ của họ là chăm lo mọi sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế và hậu cung. Mỗi ngày, họ phải làm vô số công việc vất vả, nặng nhọc và cẩn thận từng lời ăn, tiếng nói để tránh mắc lỗi, khiến chủ nhân tức giận, trừng phạt.
Dù hàng ngày làm việc vất vả nhưng cung nữ vẫn không sợ bằng việc phải đi làm nhiệm vụ thủ lăng. Bởi lẽ, công việc này khiến họ "sống không bằng chết".
Sau khi hoàng đế băng hà, một nhóm quan quân, phi tần và cung nữ sẽ phải làm nhiệm vụ thủ lăng (tức trông coi lăng mộ). Khi được chỉ định làm công việc này, cung nữ vô cùng sợ hãi khi biết cuộc sống phía trước là "địa ngục".
Điều này xuất phát từ việc cung nữ hàng ngày có nhiệm vụ châm đèn, hương khói và dọn dẹp sạch sẽ lăng mộ. Từng ngày trôi qua, họ sống trong cô đơn, ít được gặp gỡ, trò chuyện với người khác.
Việc thủ lăng đồng nghĩa với việc không có tương lai. Cung nữ sẽ phải làm nhiệm vụ này cho đến lúc chết trừ khi có chỉ thị đặc biệt của hoàng đế cho phép họ về cung.
Trong thời gian thủ lăng, cung nữ có cuộc sống kham khổ, thiếu thốn đủ thứ do lăng mộ của hoàng đế thường ở vùng đất xa xôi, cách xa khu dân cư.
Tiếp đến, do cung nữ có địa vị thấp kém nên khi đi thủ lăng, họ có thể bị những binh sĩ ở đó đánh đập, hành hạ mà không lo bị phát hiện. Các bậc đế vương ít khi quan tâm đến cuộc sống của những người làm nhiệm vụ thủ lăng, trừ khi xảy ra việc nghiêm trọng thì họ mới gửi báo cáo về triều đình.
Thế nhưng, cung nữ không dám bỏ trốn vì sẽ rất dễ bị quan quân bắt được. Một khi bị bắt, họ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc và phải trả giá bằng tính mạng.
Ngay cả khi may mắn trốn thoát thì người nhà của cung nữ sẽ bị triều đình xử phạt. Do đó, cung nữ không dám bỏ trốn vì sợ liên lụy đến người nhà.
Cung nữ chỉ có thể thoát khỏi cuộc sống "địa ngục" đó một khi chết. Vì vậy, họ sống như những cái xác không hồn khi làm công việc vừa đáng sợ vừa dày vò thể chất và tâm lý này.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.