Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến là người nắm trong tay quyền lực và tài lực lớn nhất đất nước. Do vậy, ông hoàng này luôn có nhiều cung nữ, thái giám hầu hạ, phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống thường ngày.Đối với các cung nữ, việc hầu hạ hoàng đế có thể là cơ hội đổi đời đối với họ. Bởi lẽ, nếu họ được nhà vua nhìn chúng thì sẽ có thể được sủng hạnh và sắc phong làm phi tần.Theo đó, nhiều cung nữ tìm mọi cách để có cơ hội hầu hạ nhà vua. Trong số này, nhiều cung nữ muốn được phụ trách "xung long câu" khi hoàng đế mới thức dậy. Từ đây, nhiều người tò mò "xung long câu" là gì mà các cung nữ đều muốn chớp lấy cơ hội nếu được nhà vua gọi.Các chuyên gia cho hay "xung long câu" chỉ là một thói quen sinh hoạt thường ngày của nhà vua mỗi khi thức dậy là súc miệng. Dưới thời nhà Thanh, vương thân quý tộc của người Mãn Châu không có thói quen đánh răng như ngày nay do kem đánh răng và bàn chải đánh răng chưa xuất hiện.Dù vậy, người Mãn Châu vẫn chú ý đến vấn đề răng miệng. Họ thường súc miệng và coi đó là cách làm sạch răng miệng phổ biến, hiệu quả nhất khi ấy.Vào mỗi buổi sáng, khi hoàng đế thức dậy, các cung nữ sẽ đứng chờ sẵn để hầu hạ. Trong đó, một số cung nữ phụ trách ngâm nước trà thơm, chuẩn bị thêm nước ấm rồi dâng lên để hoàng đế súc miệng.Nhờ vậy, khoang miệng và hơi thở của hoàng đế sẽ thơm tho và sạch sẽ. Dù đây là công việc đơn giản nhưng cung sẽ có thể bị trách phạt nếu nước súc miệng quá nóng hay quá lạnh. Vậy nên, cung nữ phụ trách "xung long câu" luôn phải tỉ mỉ để nước dùng để súc miệng có nhiệt độ vừa phải.Đổi lại, nếu làm tốt công việc thì cung nữ có thể nhận được một số lợi ích. Trong số này có việc nếu may mắn được nhà vua chú ý nhờ dung mạo xinh đẹp thì họ có thể "một bước lên mây" được sắc phong làm phi tần.Ngoài ra, cung nữ phụ trách "xung long câu" có thể thu thập những lá trà đã được sử dụng rồi đem phơi khô. Sau một thời gian, họ sẽ có được một lượng lớn trà và tìm cách đem ra ngoài cung bán.Những thứ từng được hoàng đế sử dụng đều được bán với giá cao vì những người dân đều muốn biết bậc đế vương sử dụng những món đồ thượng hạng gì. Nhờ vậy, cung nữ kiếm được một khoản tiền không nhỏ nhờ phụ trách "xung long câu".Mời độc giả xem video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến là người nắm trong tay quyền lực và tài lực lớn nhất đất nước. Do vậy, ông hoàng này luôn có nhiều cung nữ, thái giám hầu hạ, phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống thường ngày.
Đối với các cung nữ, việc hầu hạ hoàng đế có thể là cơ hội đổi đời đối với họ. Bởi lẽ, nếu họ được nhà vua nhìn chúng thì sẽ có thể được sủng hạnh và sắc phong làm phi tần.
Theo đó, nhiều cung nữ tìm mọi cách để có cơ hội hầu hạ nhà vua. Trong số này, nhiều cung nữ muốn được phụ trách "xung long câu" khi hoàng đế mới thức dậy. Từ đây, nhiều người tò mò "xung long câu" là gì mà các cung nữ đều muốn chớp lấy cơ hội nếu được nhà vua gọi.
Các chuyên gia cho hay "xung long câu" chỉ là một thói quen sinh hoạt thường ngày của nhà vua mỗi khi thức dậy là súc miệng. Dưới thời nhà Thanh, vương thân quý tộc của người Mãn Châu không có thói quen đánh răng như ngày nay do kem đánh răng và bàn chải đánh răng chưa xuất hiện.
Dù vậy, người Mãn Châu vẫn chú ý đến vấn đề răng miệng. Họ thường súc miệng và coi đó là cách làm sạch răng miệng phổ biến, hiệu quả nhất khi ấy.
Vào mỗi buổi sáng, khi hoàng đế thức dậy, các cung nữ sẽ đứng chờ sẵn để hầu hạ. Trong đó, một số cung nữ phụ trách ngâm nước trà thơm, chuẩn bị thêm nước ấm rồi dâng lên để hoàng đế súc miệng.
Nhờ vậy, khoang miệng và hơi thở của hoàng đế sẽ thơm tho và sạch sẽ. Dù đây là công việc đơn giản nhưng cung sẽ có thể bị trách phạt nếu nước súc miệng quá nóng hay quá lạnh. Vậy nên, cung nữ phụ trách "xung long câu" luôn phải tỉ mỉ để nước dùng để súc miệng có nhiệt độ vừa phải.
Đổi lại, nếu làm tốt công việc thì cung nữ có thể nhận được một số lợi ích. Trong số này có việc nếu may mắn được nhà vua chú ý nhờ dung mạo xinh đẹp thì họ có thể "một bước lên mây" được sắc phong làm phi tần.
Ngoài ra, cung nữ phụ trách "xung long câu" có thể thu thập những lá trà đã được sử dụng rồi đem phơi khô. Sau một thời gian, họ sẽ có được một lượng lớn trà và tìm cách đem ra ngoài cung bán.
Những thứ từng được hoàng đế sử dụng đều được bán với giá cao vì những người dân đều muốn biết bậc đế vương sử dụng những món đồ thượng hạng gì. Nhờ vậy, cung nữ kiếm được một khoản tiền không nhỏ nhờ phụ trách "xung long câu".
Mời độc giả xem video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.