Vào cuối những năm 1950, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trở nên căng thẳng. Cả hai nước đều cố gắng phô diễn sức mạnh quân sự để thể hiện vị trí siêu cường. Trong bối cảnh ấy, Mỹ lên lế hoạch kích nổ bom hạt nhân trên Mặt Trăng.Cụ thể, vào năm 1958, Không quân Mỹ yêu cầu Quỹ nghiên cứu Armour (ARF), tiền thân của viện Công nghệ Illinois, triển khai Dự án A119. Mục đích của dự án là nghiên cứu những tác động của một vụ nổ hạt nhân trên Mặt Trăng.Theo đó, tham gia vào Dự án A119 là những nhà khoa học hàng đầu thế giới được Mỹ tuyển dụng như Tiến sĩ Leonard Reiffel, nhà thiên văn học người Mỹ gốc Hà Lan Gerard Kuiper...Là giám đốc Dự án A119, Tiến sĩ Leonard Reiffel từng lo lắng về vụ nổ hạt nhân có tạo ra đủ cơn địa chấn để đánh giá cấu trúc ngay tức thì của Mặt Trăng hay không.Các chuyên gia cho rằng, vụ nổ hạt nhân trên Mặt trăng có thể sẽ không tạo ra đám mây hình nấm khổng lồ như khi thử nghiệm trên Trái đất. Nguyên do là vì địa hình ở Mặt Trăng khác xa với Trái đất.Thêm nữa, việc cho nổ vũ khí hạt nhân trên Mặt Trăng sẽ không tạo ra âm thanh hay sóng xung kích lớn. Thay vào đó, vụ nổ tạo ra rất nhiều bụi.Theo đó, người dân ở trên Trái đất vẫn có thể quan sát được vụ nổ trên Mặt Trăng nhưng không choáng ngợp như khi tiến hành ở trên mặt đất. Về sau, Dự án A119 bị Mỹ hủy bỏ mà không rõ nguyên nhân. Vì vậy, một số giả thuyết được đưa ra.Trong số này có giả thuyết cho rằng Mỹ hủy dự án vì lo ngại vụ nổ hạt nhân trên Mặt Trăng sẽ gây nguy hiểm lớn đến cuộc sống của con người trên Trái đất.Một giả thuyết khác suy đoán lý do Mỹ hủy bỏ dự án điên rồ trên vì lo sợ sẽ khiến Mặt Trăng bị ô nhiễm phóng xạ. Từ đó, Mỹ sẽ bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ.Dù vì lý do gì mà Mỹ hủy bỏ Dự án A119 thì quyết định nàyn vẫn được các chuyên gia và công chúng đánh giá cao. Bởi lẽ, nếu dự án được triển khai trên thực tế thì không biết nhân loại sẽ phải đối mặt với những mối nguy hiểm đáng sợ nào.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)
Vào cuối những năm 1950, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trở nên căng thẳng. Cả hai nước đều cố gắng phô diễn sức mạnh quân sự để thể hiện vị trí siêu cường. Trong bối cảnh ấy, Mỹ lên lế hoạch kích nổ bom hạt nhân trên Mặt Trăng.
Cụ thể, vào năm 1958, Không quân Mỹ yêu cầu Quỹ nghiên cứu Armour (ARF), tiền thân của viện Công nghệ Illinois, triển khai Dự án A119. Mục đích của dự án là nghiên cứu những tác động của một vụ nổ hạt nhân trên Mặt Trăng.
Theo đó, tham gia vào Dự án A119 là những nhà khoa học hàng đầu thế giới được Mỹ tuyển dụng như Tiến sĩ Leonard Reiffel, nhà thiên văn học người Mỹ gốc Hà Lan Gerard Kuiper...
Là giám đốc Dự án A119, Tiến sĩ Leonard Reiffel từng lo lắng về vụ nổ hạt nhân có tạo ra đủ cơn địa chấn để đánh giá cấu trúc ngay tức thì của Mặt Trăng hay không.
Các chuyên gia cho rằng, vụ nổ hạt nhân trên Mặt trăng có thể sẽ không tạo ra đám mây hình nấm khổng lồ như khi thử nghiệm trên Trái đất. Nguyên do là vì địa hình ở Mặt Trăng khác xa với Trái đất.
Thêm nữa, việc cho nổ vũ khí hạt nhân trên Mặt Trăng sẽ không tạo ra âm thanh hay sóng xung kích lớn. Thay vào đó, vụ nổ tạo ra rất nhiều bụi.
Theo đó, người dân ở trên Trái đất vẫn có thể quan sát được vụ nổ trên Mặt Trăng nhưng không choáng ngợp như khi tiến hành ở trên mặt đất. Về sau, Dự án A119 bị Mỹ hủy bỏ mà không rõ nguyên nhân. Vì vậy, một số giả thuyết được đưa ra.
Trong số này có giả thuyết cho rằng Mỹ hủy dự án vì lo ngại vụ nổ hạt nhân trên Mặt Trăng sẽ gây nguy hiểm lớn đến cuộc sống của con người trên Trái đất.
Một giả thuyết khác suy đoán lý do Mỹ hủy bỏ dự án điên rồ trên vì lo sợ sẽ khiến Mặt Trăng bị ô nhiễm phóng xạ. Từ đó, Mỹ sẽ bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ.
Dù vì lý do gì mà Mỹ hủy bỏ Dự án A119 thì quyết định nàyn vẫn được các chuyên gia và công chúng đánh giá cao. Bởi lẽ, nếu dự án được triển khai trên thực tế thì không biết nhân loại sẽ phải đối mặt với những mối nguy hiểm đáng sợ nào.
Video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14)