Cuộc đổ bộ Normandy là bước ngoặt lớn ở chiến trường châu Âu trong Thế chiến II. Thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến dịch này.Eo biển Manche - nơi quân Đồng minh phải vượt qua để tiến hành cuộc đổ bộ - thường có các cơn bão quét qua, thời tiết mưa gió, biển động mạnh ảnh hưởng đến mọi hoạt động từ oanh tạc trên không cho đến đổ bộ bằng lính dù và xuồng.Do tầm quan trọng của thời tiết, đội ngũ nhà khí tượng học tốt nhất thế giới của quân Đồng minh đã làm công tác dự báo thời tiết rất tỉ mỉ, dù vậy kết quả vẫn không thực sự chính xác trước thềm cuộc đổ bộ.Tối 4/6/1944, người đứng đầu nhóm khí tượng cho rằng thời tiết xấu sẽ kéo dài trong gần hai tuần. Dù vậy trong thời gian này có lúc thời tiết tốt và quân Đồng minh có thể đổ bộ sáng ngày 6/6.Nhưng việc chọn đồ bộ vào ngày này sẽ là một cach bạc hết sức mạo hiểm, bởi không có gì bảo đảm thời tiết sẽ diễn ra như ý muốn. Trong trường hợp xấu nhất, cuộc đổ bộ có thể trở thành thảm họa do thời tiết.Tướng Eisenhower – tổng chỉ huy chiến dịch - có thể trì hoãn đợt tấn công, nhưng việc chờ đợi hơn một tuần sẽ ảnh hưởng đến nguồn lực, buộc ông phải tái di chuyển lượng lớn binh sĩ và tàu thuyền. Vì vậy Eisenhower quyết định mạo hiểm.Thay vì chờ 2 tuần cho “trời yên bể lặng”, cuộc đổ bộ đã được tiến hành vào ngày 6/6. Trên thực tế, thời tiết không tốt, nhưng vẫn đủ để chiến dịch quy mô cực lớn diễn ra như kế hoạch.Dù phải chịu nhiều thương vong, cuộc đổ bộ Normandy đã thành công mỹ mãn. Hai tuần sau đó, trái với dự báo ban đầu, một cơn bão tồi tệ hơn đã quét qua eo biển Manche. Và Eisenhower có thể thở phào vì lựa chọn của mình.Ngược lại với quân Đồng Minh, công tác dự báo thời tiết của Đức là không tốt. Họ không thể nắm diễn biến thời tiết ở biển phía Bắc và phía Tây, đồng thời cho rằng các cơn bão sẽ hoành hành liên tục nên chắc chắn không thể diễn ra một cuộc đổ bộ.Nhiều chỉ huy Đức đã rời căn cứ, trong khi lượng lớn binh sĩ được cho nghỉ phép. Điều này đã gây ảnh hưởng tới sức chiến đấu của Đức khi cuộc đổ bộ diễn ra tại Normandy, khiến họ phải chịu một thất bại thảm khốc, thúc đẩy qua trình diệt vong đến gần hơn...Xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.
Cuộc đổ bộ Normandy là bước ngoặt lớn ở chiến trường châu Âu trong Thế chiến II. Thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến dịch này.
Eo biển Manche - nơi quân Đồng minh phải vượt qua để tiến hành cuộc đổ bộ - thường có các cơn bão quét qua, thời tiết mưa gió, biển động mạnh ảnh hưởng đến mọi hoạt động từ oanh tạc trên không cho đến đổ bộ bằng lính dù và xuồng.
Do tầm quan trọng của thời tiết, đội ngũ nhà khí tượng học tốt nhất thế giới của quân Đồng minh đã làm công tác dự báo thời tiết rất tỉ mỉ, dù vậy kết quả vẫn không thực sự chính xác trước thềm cuộc đổ bộ.
Tối 4/6/1944, người đứng đầu nhóm khí tượng cho rằng thời tiết xấu sẽ kéo dài trong gần hai tuần. Dù vậy trong thời gian này có lúc thời tiết tốt và quân Đồng minh có thể đổ bộ sáng ngày 6/6.
Nhưng việc chọn đồ bộ vào ngày này sẽ là một cach bạc hết sức mạo hiểm, bởi không có gì bảo đảm thời tiết sẽ diễn ra như ý muốn. Trong trường hợp xấu nhất, cuộc đổ bộ có thể trở thành thảm họa do thời tiết.
Tướng Eisenhower – tổng chỉ huy chiến dịch - có thể trì hoãn đợt tấn công, nhưng việc chờ đợi hơn một tuần sẽ ảnh hưởng đến nguồn lực, buộc ông phải tái di chuyển lượng lớn binh sĩ và tàu thuyền. Vì vậy Eisenhower quyết định mạo hiểm.
Thay vì chờ 2 tuần cho “trời yên bể lặng”, cuộc đổ bộ đã được tiến hành vào ngày 6/6. Trên thực tế, thời tiết không tốt, nhưng vẫn đủ để chiến dịch quy mô cực lớn diễn ra như kế hoạch.
Dù phải chịu nhiều thương vong, cuộc đổ bộ Normandy đã thành công mỹ mãn. Hai tuần sau đó, trái với dự báo ban đầu, một cơn bão tồi tệ hơn đã quét qua eo biển Manche. Và Eisenhower có thể thở phào vì lựa chọn của mình.
Ngược lại với quân Đồng Minh, công tác dự báo thời tiết của Đức là không tốt. Họ không thể nắm diễn biến thời tiết ở biển phía Bắc và phía Tây, đồng thời cho rằng các cơn bão sẽ hoành hành liên tục nên chắc chắn không thể diễn ra một cuộc đổ bộ.
Nhiều chỉ huy Đức đã rời căn cứ, trong khi lượng lớn binh sĩ được cho nghỉ phép. Điều này đã gây ảnh hưởng tới sức chiến đấu của Đức khi cuộc đổ bộ diễn ra tại Normandy, khiến họ phải chịu một thất bại thảm khốc, thúc đẩy qua trình diệt vong đến gần hơn...
Xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.