Nằm ở phường 5, TP Đà Lạt, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV hay Biệt điện Trần Lệ Xuân là một địa điểm du lịch nổi tiếng của “thành phố hoa”. Đây chính là nơi lưu giữ mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.Theo hồ sơ di sản, mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ, giúp lưu lại những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn.Các mộc bản này có nội dung được chia làm 9 chủ đề: lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục, phản ánh mọi mặt xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn.Hệ thống mộc bản triều Nguyễn được hình thành chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn. Đây là cơ quan biên soạn lịch sử chính thức duy nhất tại Việt Nam từ năm 1821-1945.Ngoài ra, mộc bản triều Nguyễn còn bao gồm cả những ván khắc in được tập hợp từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội được đưa vào Huế và lưu trữ ở Quốc Tử Giám Huế dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị.Việc chế tác và ấn hành mộc bàn chịu ràng buộc từ những quy định rất nghiêm ngặt của triều đình. Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng.Ngoài giá trị sử liệu, mộc bản triều Nguyễn còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác, đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở Việt Nam. Vì những tính chất quan trọng và giá trị cao mà triều đình nhà Nguyễn đã rất chú tâm bảo quản những tài liệu này.Từ năm 1961, mộc bản triều Nguyễn được cất giữ tại chi nhánh văn khố Đà Lạt. Quá trình đưa khối tài liệu khổng lồ từ Huế về Đà Lạt được thực hiện rất cẩn trọng, phải mất ba lần mới hoàn thành. Năm 1984, mộc bản được chuyển về bảo quản tại khu biệt điện Trần Lệ Xuân cũ.Hiện nay, hơn 30.000 mộc bản triều Nguyễn đã được xây dựng nhà kho chuyên dụng để bảo quản, đồng thời được phân loại, chỉnh lý khoa học, in rập ra giấy dó và số hóa, quản lý bằng phần mềm. Một số tấm được trưng bày thường xuyên phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của người dân.Mộc bản và bản in rập, nội dung nói về cách giảng nghĩa chữ Hán bằng chữ Nôm trong sách "Tự học giải nghĩa ca" của vua Tự Đức (Tự học giải nghĩa ca, quyển 3, mặt khắc 1), ảnh tư liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV.Mộc bản ghi lại việc chúa Nguyễn Hoàng bắt đầu cho dựng chùa Thiên Mụ năm 1601 (Đại Nam thực lục tiền biên, quyển 1, mặt khắc 20).Mộc bản ghi lại việc vua Gia Long đổi quốc hiệu Việt Nam năm 1804 (Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 23, mặt khắc 13).Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.
Nằm ở phường 5, TP Đà Lạt, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV hay Biệt điện Trần Lệ Xuân là một địa điểm du lịch nổi tiếng của “thành phố hoa”. Đây chính là nơi lưu giữ mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009.
Theo hồ sơ di sản, mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ, giúp lưu lại những tác phẩm chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn.
Các mộc bản này có nội dung được chia làm 9 chủ đề: lịch sử, địa lý, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục, phản ánh mọi mặt xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn.
Hệ thống mộc bản triều Nguyễn được hình thành chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn. Đây là cơ quan biên soạn lịch sử chính thức duy nhất tại Việt Nam từ năm 1821-1945.
Ngoài ra, mộc bản triều Nguyễn còn bao gồm cả những ván khắc in được tập hợp từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội được đưa vào Huế và lưu trữ ở Quốc Tử Giám Huế dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị.
Việc chế tác và ấn hành mộc bàn chịu ràng buộc từ những quy định rất nghiêm ngặt của triều đình. Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng.
Ngoài giá trị sử liệu, mộc bản triều Nguyễn còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác, đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở Việt Nam. Vì những tính chất quan trọng và giá trị cao mà triều đình nhà Nguyễn đã rất chú tâm bảo quản những tài liệu này.
Từ năm 1961, mộc bản triều Nguyễn được cất giữ tại chi nhánh văn khố Đà Lạt. Quá trình đưa khối tài liệu khổng lồ từ Huế về Đà Lạt được thực hiện rất cẩn trọng, phải mất ba lần mới hoàn thành. Năm 1984, mộc bản được chuyển về bảo quản tại khu biệt điện Trần Lệ Xuân cũ.
Hiện nay, hơn 30.000 mộc bản triều Nguyễn đã được xây dựng nhà kho chuyên dụng để bảo quản, đồng thời được phân loại, chỉnh lý khoa học, in rập ra giấy dó và số hóa, quản lý bằng phần mềm. Một số tấm được trưng bày thường xuyên phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của người dân.
Mộc bản và bản in rập, nội dung nói về cách giảng nghĩa chữ Hán bằng chữ Nôm trong sách "Tự học giải nghĩa ca" của vua Tự Đức (Tự học giải nghĩa ca, quyển 3, mặt khắc 1), ảnh tư liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV.
Mộc bản ghi lại việc chúa Nguyễn Hoàng bắt đầu cho dựng chùa Thiên Mụ năm 1601 (Đại Nam thực lục tiền biên, quyển 1, mặt khắc 20).
Mộc bản ghi lại việc vua Gia Long đổi quốc hiệu Việt Nam năm 1804 (Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 23, mặt khắc 13).
Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.