Nằm ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, động Từ Thức là một địa điểm gắn liền với truyện Từ Thức gặp tiên trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.Theo truyền thuyết, Từ Thức quê ở ở Hòa Châu (Thanh Hóa bây giờ) thời nhà Trần. Ông làm một chức quan nhỏ ở xứ Kinh Bắc, có sở thích hay đi ngao du, xem phong cảnh đẹp và làm thơ. Từ Thức thường bỏ bê công việc nên hay bị quở trách, vì vậy mà ông xin từ quan khi còn rất trẻ.Năm 1396, một lần khi Từ Thức đến thăm chùa thấy một thiếu nữ mới lớn, nhan sắc xinh đẹp bị các chú tiểu giữ lại để phạt vạ vì lỡ tay làm gãy một cành hoa mẫu đơn nà không có gì để đền. Trông thấy cảnh đó, Từ Thức cởi áo mặc ngoài, chuộc cho thiếu nữ.Sau khi từ quan một thời gian, Từ Thức đến vùng núi huyện Tống Sơn gần quê nhà và dựng nhà để ở. Một sớm, ông trông ra cửa Thần Phù thấy có mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen, liền chèo thuyền ra phía ấy. Ðến chân một dãy núi sát mặt biển, ông buộc thuyền và trèo lên một mỏm đá cao.Trông thấy một cái động bên sườn núi, Từ Thức thử vào hang xem sao. Ông mới đi được vài bước thì cửa động bỗng đóng ập lại. Không còn thấy lối, Từ Thức phải lần theo khe nước mà đi. Lần ra khỏi động, ông đến một chân núi khác. Từ Thức lại bám vào hốc đá trèo lên.Lên cao, ông thấy có đường rộng, rồi lên đến đỉnh núi thì trời quang đãng, ánh sáng rực rỡ, xa xa có cung điện nhấp nhô bên những lùm cây xanh. Từ Thức đi theo đường lớn đến một lâu đài. Có hai thiếu nữ đi từ lâu đài ra, nói với Từ Thức rằng: “Phu nhân sai chúng tôi ra mời người vào chơi”.Từ Thức đi theo hai người con gái, thấy lầu son gác tía, tường gấm, bậc đá xanh, chẳng khác gì cảnh trong sách thần tiên. Trên mấy cửa đi qua, ông thấy có chữ đề: “Ðiện Quỳnh Hư”, “Gác Giao Quang”. Theo hai thiếu nữ lên gác, ông thấy một vị phụ nữ mặc áo lụa trắng ngồi trên sập thất bảo.Người đó cho biết đây là hang thứ 6 trong 36 động núi Phi Lai, xưng là Ngụy phu nhân, địa tiên núi Nam Nhạc. Người này bảo thị nữ gọi một tiểu thư ra. Vừa trông thấy, Từ Thức nhận ngay ra người con gái đánh gãy cành hoa mẫu đơn trong chùa ngày nọ.Người con gái đó có tên là Giáng Hương, mang ơn của Từ Thức nên đem lòng cảm kích. Ngay đêm hôm ấy, phu nhân sai mở tiệc hoa, cho hai người làm lễ thành hôn.Từ Thức ở được chừng một năm, có ý nhớ nhà, nói với Giáng Hương rằng muốn về thăm quê cũ. Nàng khuyên rằng: “Thiếp không phải vì tình lưu luyến hẹp hòi mà ngăn trở ý định của chàng, chỉ vì ở trần gian tháng ngày ngắn ngủi, sợ chàng có về đến nhà, cũng không thấy còn như trước nữa”.Do Từ Thức quyết về, vị phu nhân mới sai người lấy một cỗ xe để tiễn đưa. Giáng Hương viết một phong thư dán kín đưa cho chồng, dặn đến nhà hãy mở ra xem. Từ Thức từ biệt Giáng Hương và phu nhân, rồi lên xe, chỉ chớp mắt đã về đến làng cũ.Nhưng phong cảnh quê Từ Thức đã khác hẳn, chỉ còn hai bên khe núi là vẫn như trước. Ông đem họ tên mình hỏi các cụ già thì có một cụ nói: “Hồi nhỏ, tôi cũng có nghe nói hình như cụ tổ bốn đời nhà tôi họ tên cũng như thế, nhưng lạc vào hang núi cách đây đã ngót hai trăm năm rồi”.Hóa ra một năm cõi tiên bằng trăm năm cõi trần. Từ Thức buồn rầu, muốn ngồi xe tiên để về núi Phi Lai thì xe đã hóa thành chim loan bay đi mất rồi. Mở bức thư của Giáng Hương ra xem, chỉ thấy có dòng chữ: “Ở nơi tiên cảnh, cùng nhau kết bạn, nay duyên xưa đã hết, không còn mong hội ngộ”.Câu chuyện thần tiên đã kết thúc trong buồn túi. Về sau, người ta thấy Từ Thức đội cái nón nhỏ vào núi Hoàng Sơn (thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa) và không bao giờ thấy trở về nữa. Còn cái động mà năm xưa Từ Thức lạc vào và đến với cõi tiên được người đời gọi là động Từ Thức...Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.
Nằm ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, động Từ Thức là một địa điểm gắn liền với truyện Từ Thức gặp tiên trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Theo truyền thuyết, Từ Thức quê ở ở Hòa Châu (Thanh Hóa bây giờ) thời nhà Trần. Ông làm một chức quan nhỏ ở xứ Kinh Bắc, có sở thích hay đi ngao du, xem phong cảnh đẹp và làm thơ. Từ Thức thường bỏ bê công việc nên hay bị quở trách, vì vậy mà ông xin từ quan khi còn rất trẻ.
Năm 1396, một lần khi Từ Thức đến thăm chùa thấy một thiếu nữ mới lớn, nhan sắc xinh đẹp bị các chú tiểu giữ lại để phạt vạ vì lỡ tay làm gãy một cành hoa mẫu đơn nà không có gì để đền. Trông thấy cảnh đó, Từ Thức cởi áo mặc ngoài, chuộc cho thiếu nữ.
Sau khi từ quan một thời gian, Từ Thức đến vùng núi huyện Tống Sơn gần quê nhà và dựng nhà để ở. Một sớm, ông trông ra cửa Thần Phù thấy có mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen, liền chèo thuyền ra phía ấy. Ðến chân một dãy núi sát mặt biển, ông buộc thuyền và trèo lên một mỏm đá cao.
Trông thấy một cái động bên sườn núi, Từ Thức thử vào hang xem sao. Ông mới đi được vài bước thì cửa động bỗng đóng ập lại. Không còn thấy lối, Từ Thức phải lần theo khe nước mà đi. Lần ra khỏi động, ông đến một chân núi khác. Từ Thức lại bám vào hốc đá trèo lên.
Lên cao, ông thấy có đường rộng, rồi lên đến đỉnh núi thì trời quang đãng, ánh sáng rực rỡ, xa xa có cung điện nhấp nhô bên những lùm cây xanh. Từ Thức đi theo đường lớn đến một lâu đài. Có hai thiếu nữ đi từ lâu đài ra, nói với Từ Thức rằng: “Phu nhân sai chúng tôi ra mời người vào chơi”.
Từ Thức đi theo hai người con gái, thấy lầu son gác tía, tường gấm, bậc đá xanh, chẳng khác gì cảnh trong sách thần tiên. Trên mấy cửa đi qua, ông thấy có chữ đề: “Ðiện Quỳnh Hư”, “Gác Giao Quang”. Theo hai thiếu nữ lên gác, ông thấy một vị phụ nữ mặc áo lụa trắng ngồi trên sập thất bảo.
Người đó cho biết đây là hang thứ 6 trong 36 động núi Phi Lai, xưng là Ngụy phu nhân, địa tiên núi Nam Nhạc. Người này bảo thị nữ gọi một tiểu thư ra. Vừa trông thấy, Từ Thức nhận ngay ra người con gái đánh gãy cành hoa mẫu đơn trong chùa ngày nọ.
Người con gái đó có tên là Giáng Hương, mang ơn của Từ Thức nên đem lòng cảm kích. Ngay đêm hôm ấy, phu nhân sai mở tiệc hoa, cho hai người làm lễ thành hôn.
Từ Thức ở được chừng một năm, có ý nhớ nhà, nói với Giáng Hương rằng muốn về thăm quê cũ. Nàng khuyên rằng: “Thiếp không phải vì tình lưu luyến hẹp hòi mà ngăn trở ý định của chàng, chỉ vì ở trần gian tháng ngày ngắn ngủi, sợ chàng có về đến nhà, cũng không thấy còn như trước nữa”.
Do Từ Thức quyết về, vị phu nhân mới sai người lấy một cỗ xe để tiễn đưa. Giáng Hương viết một phong thư dán kín đưa cho chồng, dặn đến nhà hãy mở ra xem. Từ Thức từ biệt Giáng Hương và phu nhân, rồi lên xe, chỉ chớp mắt đã về đến làng cũ.
Nhưng phong cảnh quê Từ Thức đã khác hẳn, chỉ còn hai bên khe núi là vẫn như trước. Ông đem họ tên mình hỏi các cụ già thì có một cụ nói: “Hồi nhỏ, tôi cũng có nghe nói hình như cụ tổ bốn đời nhà tôi họ tên cũng như thế, nhưng lạc vào hang núi cách đây đã ngót hai trăm năm rồi”.
Hóa ra một năm cõi tiên bằng trăm năm cõi trần. Từ Thức buồn rầu, muốn ngồi xe tiên để về núi Phi Lai thì xe đã hóa thành chim loan bay đi mất rồi. Mở bức thư của Giáng Hương ra xem, chỉ thấy có dòng chữ: “Ở nơi tiên cảnh, cùng nhau kết bạn, nay duyên xưa đã hết, không còn mong hội ngộ”.
Câu chuyện thần tiên đã kết thúc trong buồn túi. Về sau, người ta thấy Từ Thức đội cái nón nhỏ vào núi Hoàng Sơn (thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa) và không bao giờ thấy trở về nữa. Còn cái động mà năm xưa Từ Thức lạc vào và đến với cõi tiên được người đời gọi là động Từ Thức...
Nghe ca khúc Việt nam quê hương tôi.