Lăng vua Thiệu Trị được gọi là Xương Lăng, nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị vua thứ ba triều Nguyễn.Vua Thiệu Trị lên ngôi năm 1841 và mất do bệnh nặng 6 năm sau đó, vào năm 1847. Khác với hai bậc tiền bối là vua Khải Định và Minh Mạng, Thiệu Trị chưa kịp tự tìm cho mình một cuộc đất tốt để xây lăng.Tương truyền, khi biết mình không thể nào qua khỏi cơn bệnh, vua Thiệu Trị đã gọi hoàng tử thứ hai là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (người sẽ kế nghiệp, trở thành vua Tự Đức) đến dặn dò việc xây lăng mộ cho ông.Tự Đức lập tức triệu tập các thầy địa lý đi khảo sát quanh vùng Phú Xuân tìm ra một cuộc đất tốt cách kinh thành không xa lắm, thuộc địa bàn làng Cư Chánh, trên một vùng núi thấp được gọi là Thuận Đạo.Chọn đất xong, vua Tự Đức sai đại thần Vũ Văn Giải đôn đốc dân binh bắt tay xây gấp lăng vua cha Thiệu Trị vào giữa tháng 2/1848. Đến đầu tháng 5/1848, một số công trình chủ yếu trong lăng đã xong.Theo đồ án thiết kế, mặt trước lăng nhìn ra một vùng đất rộng thoáng đãng về hướng Tây Bắc, xa xa đồi Vọng Cảnh hiện lên phía hữu và núi Ngọc Trản nằm phía tả – hình thành thế “tả long hữu hổ” hộ lăng. Mặt sau lăng dựa vào núi Thuận Đạo.Lăng vua Thiệu Trị không có la thành bọc ngoài như lăng vua cha Minh Mạng mà lấy những dãy đồi nhấp nhô quanh vùng làm thế vây bọc tự nhiên. Đặc điểm này giống với lăng của Gia Long, vị vua đầu tiên của vương triều.Trong lăng đào các hồ Nhuận Trạch, hồ Ngưng Thúy, hồ Điện, trổ dòng nước chảy thông ra ngoài bằng những đường cống ngầm dưới đất, xây lầu Đức Hinh, điện Biểu Đức, cầu Chánh Trung, cầu Đông Hòa, cầu Tây Định bên trên…Xem xét cuộc đất và thế phong thủy của lăng Thiệu Trị, các nhà nghiên cứu nhận định lăng này ở vào vị thế “sơn chỉ thủy giao” với ngọn núi Chằm làm tiền án nhô lên cách đó chưa đầy 10 cây số, núi Kim Ngọc từ xa và mô đất lớn được đắp đằng sau làm hậu chẩm.Vì đợi xây lăng xong mới đưa đi an táng nên quan tài của vua Thiệu Trị phải quàn tại điện Long An (cung Bảo Định) trong 8 tháng trời kể từ khi mất.Ngày nay, lăng vua Thiệu Trị là một địa điểm khá bình lặng so với lăng của các vị vua tiền nhiệm và kế nhiệm ông. Điều này dường như cũng tương đồng với cuộc đời, cái chết và câu chuyện không quá ồn ào về quá trình xây lăng mộ ông.Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế.
Lăng vua Thiệu Trị được gọi là Xương Lăng, nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị vua thứ ba triều Nguyễn.
Vua Thiệu Trị lên ngôi năm 1841 và mất do bệnh nặng 6 năm sau đó, vào năm 1847. Khác với hai bậc tiền bối là vua Khải Định và Minh Mạng, Thiệu Trị chưa kịp tự tìm cho mình một cuộc đất tốt để xây lăng.
Tương truyền, khi biết mình không thể nào qua khỏi cơn bệnh, vua Thiệu Trị đã gọi hoàng tử thứ hai là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (người sẽ kế nghiệp, trở thành vua Tự Đức) đến dặn dò việc xây lăng mộ cho ông.
Tự Đức lập tức triệu tập các thầy địa lý đi khảo sát quanh vùng Phú Xuân tìm ra một cuộc đất tốt cách kinh thành không xa lắm, thuộc địa bàn làng Cư Chánh, trên một vùng núi thấp được gọi là Thuận Đạo.
Chọn đất xong, vua Tự Đức sai đại thần Vũ Văn Giải đôn đốc dân binh bắt tay xây gấp lăng vua cha Thiệu Trị vào giữa tháng 2/1848. Đến đầu tháng 5/1848, một số công trình chủ yếu trong lăng đã xong.
Theo đồ án thiết kế, mặt trước lăng nhìn ra một vùng đất rộng thoáng đãng về hướng Tây Bắc, xa xa đồi Vọng Cảnh hiện lên phía hữu và núi Ngọc Trản nằm phía tả – hình thành thế “tả long hữu hổ” hộ lăng. Mặt sau lăng dựa vào núi Thuận Đạo.
Lăng vua Thiệu Trị không có la thành bọc ngoài như lăng vua cha Minh Mạng mà lấy những dãy đồi nhấp nhô quanh vùng làm thế vây bọc tự nhiên. Đặc điểm này giống với lăng của Gia Long, vị vua đầu tiên của vương triều.
Trong lăng đào các hồ Nhuận Trạch, hồ Ngưng Thúy, hồ Điện, trổ dòng nước chảy thông ra ngoài bằng những đường cống ngầm dưới đất, xây lầu Đức Hinh, điện Biểu Đức, cầu Chánh Trung, cầu Đông Hòa, cầu Tây Định bên trên…
Xem xét cuộc đất và thế phong thủy của lăng Thiệu Trị, các nhà nghiên cứu nhận định lăng này ở vào vị thế “sơn chỉ thủy giao” với ngọn núi Chằm làm tiền án nhô lên cách đó chưa đầy 10 cây số, núi Kim Ngọc từ xa và mô đất lớn được đắp đằng sau làm hậu chẩm.
Vì đợi xây lăng xong mới đưa đi an táng nên quan tài của vua Thiệu Trị phải quàn tại điện Long An (cung Bảo Định) trong 8 tháng trời kể từ khi mất.
Ngày nay, lăng vua Thiệu Trị là một địa điểm khá bình lặng so với lăng của các vị vua tiền nhiệm và kế nhiệm ông. Điều này dường như cũng tương đồng với cuộc đời, cái chết và câu chuyện không quá ồn ào về quá trình xây lăng mộ ông.
Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế.