“Những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò” giúp công chúng hiểu hơn về những “cây bàng hiệp sĩ” tại di tích này. Theo đó, trước năm 1930, những tù nhân phải lao dịch ở tòa án, đã có sáng kiến bứng về một cây bàng non, xin được trồng để lấy bóng mát. Thấy có lợi, giám ngục cho trồng thêm những cây bàng tại các khu sân trại. Theo thời gian, bàng lớn lên, gắn bó thân thiết và hữu ích với nhiều thế hệ tù chính trị Hỏa Lò.
Bàng là loài cây bình dị, có mặt ở hầu khắp các con phố, đường làng khắp mọi miền Tổ quốc, bàng lại trở thành "chứng nhân lịch sử", chứng kiến bao cảnh sống gian khổ và những cuộc đấu tranh hào hùng của tù chính trị Hỏa Lò năm xưa. Trong ảnh: Bàng bên trong sân các trại giam nam tù chính trị: D, E, G, H. Từ gốc đến ngọn, lá, cành, quả bàng đều được người tù chính trị trân quý, tận dụng trong cuộc sống sinh hoạt. Trong ảnh: Bàng bên trong sân trại P,J (các trại giam nam tù chính trị) và xà lim I (xà lim án tử hình).Bàng không chỉ che mát, mà còn gắn bó, nuôi sống, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho hàng ngàn chiến sĩ, góp phần không nhỏ lập bao chiến công trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Bàng tại sân trại O, P (các trại giam nam tù chính trị) và khu Cachot (ngục tối).Gốc bàng là nơi đặt hòm thư mật của tù nhân. Gốc cây bàng ở sân trại nữ còn là “sân bay” của những chuyến hàng (đồ tiếp tế, bánh, kẹo, thuốc lào…) từ bên ngoài đáp vào. Tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi được ra sân, ngồi trao đổi, trò chuyện quanh gốc bàng, tù chính trị đã bàn bạc việc thành lập Chi bộ, hình thành các tổ chức quần chúng, đề ra các phương án, kế hoạch đấu tranh trong Nhà tù Hỏa. Trong ảnh: Những cây bàng trong sân trại N, O (các trại giam nam tù chính trị).Những cây bàng được trồng xung quanh khu bể tắm tập thể nam tù nhân.Toàn cảnh Nhà tù Hỏa Lò nhìn từ trên cao.Cây bàng góc phố Thợ Nhuộm giúp người bên ngoài xác định vị trí bên trong nhà tù để ném đồ tiếp tế cho tù nhân.Từ phải sang: đồng chí Nguyễn Văn Trân – nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Đại tướng Văn Tiến Dũng; đồng chí Nguyễn Viết Chức, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội; đồng chí Nguyễn Phú Trọng – Bí thư Thành ủy Hà Nội trồng cây bàng lưu niệm tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, ngày 21/01/2001.Học sinh khối 6, trường Trung học cơ sở Thực nghiệm Hà Nội thuyết trình về cây bàng trong hoạt động ngoại khóa tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Cây bàng trong Khu Tưởng niệm tại di tích Nhà tù Hỏa Lò.Khác với bàng trong đất liền, những cây bàng mọc nơi biển đảo có lá màu thẫm, gốc rộng, vỏ xù xì và gân guốc hơn. Bàng có ở khắp nơi, trong sân vườn, bên bờ biển, trong sân các trại giam Nhà tù Côn Đảo… Những cây bàng cổ thụ góp phần tạo nên không gian trầm mặc, cổ kính. Cùng với cây phong ba, bàng vuông là loại cây trụ vững trước nắng gió và bão tố trên biển đảo.Bàng thường xuyên xuất hiện trong âm nhạc, hội họa, thơ ca...
“Những cây bàng trong Nhà tù Hỏa Lò” giúp công chúng hiểu hơn về những “cây bàng hiệp sĩ” tại di tích này. Theo đó, trước năm 1930, những tù nhân phải lao dịch ở tòa án, đã có sáng kiến bứng về một cây bàng non, xin được trồng để lấy bóng mát. Thấy có lợi, giám ngục cho trồng thêm những cây bàng tại các khu sân trại. Theo thời gian, bàng lớn lên, gắn bó thân thiết và hữu ích với nhiều thế hệ tù chính trị Hỏa Lò.
Bàng là loài cây bình dị, có mặt ở hầu khắp các con phố, đường làng khắp mọi miền Tổ quốc, bàng lại trở thành "chứng nhân lịch sử", chứng kiến bao cảnh sống gian khổ và những cuộc đấu tranh hào hùng của tù chính trị Hỏa Lò năm xưa. Trong ảnh: Bàng bên trong sân các trại giam nam tù chính trị: D, E, G, H.
Từ gốc đến ngọn, lá, cành, quả bàng đều được người tù chính trị trân quý, tận dụng trong cuộc sống sinh hoạt. Trong ảnh: Bàng bên trong sân trại P,J (các trại giam nam tù chính trị) và xà lim I (xà lim án tử hình).
Bàng không chỉ che mát, mà còn gắn bó, nuôi sống, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho hàng ngàn chiến sĩ, góp phần không nhỏ lập bao chiến công trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Bàng tại sân trại O, P (các trại giam nam tù chính trị) và khu Cachot (ngục tối).
Gốc bàng là nơi đặt hòm thư mật của tù nhân. Gốc cây bàng ở sân trại nữ còn là “sân bay” của những chuyến hàng (đồ tiếp tế, bánh, kẹo, thuốc lào…) từ bên ngoài đáp vào. Tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi được ra sân, ngồi trao đổi, trò chuyện quanh gốc bàng, tù chính trị đã bàn bạc việc thành lập Chi bộ, hình thành các tổ chức quần chúng, đề ra các phương án, kế hoạch đấu tranh trong Nhà tù Hỏa. Trong ảnh: Những cây bàng trong sân trại N, O (các trại giam nam tù chính trị).
Những cây bàng được trồng xung quanh khu bể tắm tập thể nam tù nhân.
Toàn cảnh Nhà tù Hỏa Lò nhìn từ trên cao.
Cây bàng góc phố Thợ Nhuộm giúp người bên ngoài xác định vị trí bên trong nhà tù để ném đồ tiếp tế cho tù nhân.
Từ phải sang: đồng chí Nguyễn Văn Trân – nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Đại tướng Văn Tiến Dũng; đồng chí Nguyễn Viết Chức, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội; đồng chí Nguyễn Phú Trọng – Bí thư Thành ủy Hà Nội trồng cây bàng lưu niệm tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò, ngày 21/01/2001.
Học sinh khối 6, trường Trung học cơ sở Thực nghiệm Hà Nội thuyết trình về cây bàng trong hoạt động ngoại khóa tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò.
Cây bàng trong Khu Tưởng niệm tại di tích Nhà tù Hỏa Lò.
Khác với bàng trong đất liền, những cây bàng mọc nơi biển đảo có lá màu thẫm, gốc rộng, vỏ xù xì và gân guốc hơn. Bàng có ở khắp nơi, trong sân vườn, bên bờ biển, trong sân các trại giam Nhà tù Côn Đảo… Những cây bàng cổ thụ góp phần tạo nên không gian trầm mặc, cổ kính.
Cùng với cây phong ba, bàng vuông là loại cây trụ vững trước nắng gió và bão tố trên biển đảo.
Bàng thường xuyên xuất hiện trong âm nhạc, hội họa, thơ ca...