Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Ba Lan tại Athens về tầm quan trọng của hổ phách đối với người Mycenaean - nền văn minh Mycenaean phát triển rực rỡ vào cuối thời đại đồ đồng (từ năm 1750 trước Công nguyên đến năm 1050 trước Công nguyên) tại khu vực Peloponnese của Hy Lạp.Theo giáo sư Janusz Czebreszuk, người Mycenaean có lẽ đã đặt chân tới Hy Lạp và mang theo hổ phách ngay từ những ngày đầu.Trong các ngôi mộ có niên đại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hổ phách được chôn cùng người Mycenaean.Hổ phách được người Mycenaean làm thành vòng cổ và nhiều loại trang sức đeo trên đầu hoặc trên tóc. Cả hai giới đều sử dụng loại đá quý này.Giáo sư Janusz cho biết người Mycenaean tin rằng việc mang hổ phách bên người tượng trưng cho mối liên hệ của họ với Mặt trời.Do đó, việc đeo vòng cổ hay bất cứ loại trang sức nào làm từ hổ phách sẽ có nghĩa người đó được Mặt trời ban phúc. Điều này cũng thể hiện địa vị quý tộc của họ trong xã hội có sự phân chia giai cấp rõ ràng.Dưới thời đại đồ đồng, giới tinh hoa coi bản thân là nhóm ưu việt, xếp trên các giai cấp khác trong xã hội. Chỉ những người xuất thân từ giới tinh hoa mới có thể mua và sử dụng hổ phách - loại đá quý thể hiện địa vị và quyền lực của họ.Hổ phách cũng được nhắc đến trong thần thoại của người Hy Lạp cổ đại. Theo truyền thuyết, khi con trai của thần mặt trời Helios là Phaëton qua đời, các chị gái của ông đã rất đau khổ. Họ buồn bã trước cái chết của em trai đến mức biến thành những cây dương.Trong hình hài này, các chị gái của Phaëton đã rơi những giọt nước mắt có màu vàng vì mất đi người em trai yêu quý. Chính những giọt nước mắt này sau đó đã biến thành hổ phách.Mời độc giả xem video: Nhà hát cổ ở Hy Lạp mở cửa trở lại. Nguồn: THĐT1.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Ba Lan tại Athens về tầm quan trọng của hổ phách đối với người Mycenaean - nền văn minh Mycenaean phát triển rực rỡ vào cuối thời đại đồ đồng (từ năm 1750 trước Công nguyên đến năm 1050 trước Công nguyên) tại khu vực Peloponnese của Hy Lạp.
Theo giáo sư Janusz Czebreszuk, người Mycenaean có lẽ đã đặt chân tới Hy Lạp và mang theo hổ phách ngay từ những ngày đầu.
Trong các ngôi mộ có niên đại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hổ phách được chôn cùng người Mycenaean.
Hổ phách được người Mycenaean làm thành vòng cổ và nhiều loại trang sức đeo trên đầu hoặc trên tóc. Cả hai giới đều sử dụng loại đá quý này.
Giáo sư Janusz cho biết người Mycenaean tin rằng việc mang hổ phách bên người tượng trưng cho mối liên hệ của họ với Mặt trời.
Do đó, việc đeo vòng cổ hay bất cứ loại trang sức nào làm từ hổ phách sẽ có nghĩa người đó được Mặt trời ban phúc. Điều này cũng thể hiện địa vị quý tộc của họ trong xã hội có sự phân chia giai cấp rõ ràng.
Dưới thời đại đồ đồng, giới tinh hoa coi bản thân là nhóm ưu việt, xếp trên các giai cấp khác trong xã hội. Chỉ những người xuất thân từ giới tinh hoa mới có thể mua và sử dụng hổ phách - loại đá quý thể hiện địa vị và quyền lực của họ.
Hổ phách cũng được nhắc đến trong thần thoại của người Hy Lạp cổ đại. Theo truyền thuyết, khi con trai của thần mặt trời Helios là Phaëton qua đời, các chị gái của ông đã rất đau khổ. Họ buồn bã trước cái chết của em trai đến mức biến thành những cây dương.
Trong hình hài này, các chị gái của Phaëton đã rơi những giọt nước mắt có màu vàng vì mất đi người em trai yêu quý. Chính những giọt nước mắt này sau đó đã biến thành hổ phách.
Mời độc giả xem video: Nhà hát cổ ở Hy Lạp mở cửa trở lại. Nguồn: THĐT1.