C hân dung 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc phục dựng bằng AI là một phần demo trong dự án nhằm phục dựng “di sản số” của tất cả các liệt sĩ trên toàn quốc. Dự án do 3 chàng trai Hà Nội Nguyễn Công Cường, Nguyễn Văn Khánh và Lê Công Thành thực hiện.Dự án bắt đầu với chân dung của liệt sĩ Võ Thị Hà, người em út của Tiểu đội 4, hy sinh khi mới tròn 17 tuổi. Gác lại những ước vọng về con đường học hành để lên đường vào TNXP, đến với Ngã ba Đồng Lộc, nơi “tọa độ lửa” khốc liệt, lần nào về thăm nhà, liệt sĩ Võ Thị Hà cũng mang theo một vài quyển truyện để đọc. Ảnh: Tư liệu.Do nhỏ tuổi nhất nên Võ Thị Hà được các chị trong đội thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc chiều, coi như em út, không cho Hà làm việc nhẹ. Hà hay nghĩ ngợi, thi thoảng ngồi trầm tư, những lúc ấy, các chị lại tâm tình, động viên Hà.Khi chân dung hiện lên, cả nhóm lặng người. Hình ảnh cô gái Đồng Lộc hồn nhiên, tươi trẻ đã được tái hiện chân thực, có hồn, như trong một cuốn phim tài liệu lịch sử tua chậm lại.Chân dung liệt sỹ Võ Thị Tần sinh năm 1944. Chị Tần là Tiểu đội trưởng Tiểu đội 4- C552. Từ tháng 4 - 6 năm 1967, chị Tần cùng đơn vị được điều về công tác bảo vệ đường 15A ở Đồng Lộc, lập nhiều thành tích xuất sắc. Trong cuộc sống hàng ngày, chị Tần là cô gái vui vẻ, cởi mở, vô tư yêu đời. Ảnh: Tư liệu.Người yêu của chị Tần cũng đi chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Hai người hẹn ước ngày độc lập sẽ làm đám cưới. Nhưng ngày hòa bình, chỉ có anh trở về. Mãi sau này, anh mới kết hôn, anh đưa di ảnh chị về thờ trong ngôi nhà của mình. Anh cũng coi bố mẹ chị Tần như cha mẹ ruột.Liệt sĩ Dương Thị Xuân, sinh năm 1947. Trước khi chị Xuân lên đường, vào “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc, anh Tân người cùng làng đã lấy sợi ni lông xanh, đỏ buộc vào cổ tay Xuân rồi nói: “Màu đỏ là của anh, màu xanh lam này là của em. Khi nào nhớ đến anh, em hãy nhìn chiếc vòng này”. Nhưng rồi, 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc đã ra đi ở tuổi thanh xuân, mang theo bao tình yêu, ước vọng tuổi trẻ, trong đó có chị Xuân. Ảnh: Tư liệu.Anh Lê Công Thành, người sáng lập website Lietsi.com chia sẻ, cái khó nhất của quá trình phục dựng chân dung 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc là làm thế nào tìm được trang phục phù hợp và các hoạt cảnh sống động để tạo sinh hình ảnh của các liệt sĩ trong các hoạt động sống. Các bức ảnh này không có thật nhưng mang thần thái khuôn mặt của các liệt sĩ.Chân dung liệt sĩ Hồ Thị Cúc. Câu chuyện về chị khiến người đọc rơi nước mắt. Khi chị Cúc lên 1 tuổi, nạn đói năm 1945 đã cướp mất cha chị. Năm chị lên 4 tuổi, mẹ đi bước nữa, chị Cúc ở với ông nội, rồi sau này là chú mợ và o. Một lần, mợ nấu nồi cám lợn, không may làm đổ lên lưng chị (khi chị lên 8). Được mợ tích cực chạy chữa, thoát cái chết cận kề, nhưng sau lưng chị vẫn chằng chịt vết sẹo. Ảnh: Tư liệu.Hy sinh cùng các đồng đội, sang ngày thứ 3 chị mới được tìm thấy, vì đất đá vùi quá sâu. Chị ra đi trong tư thế ngồi, đầu đội nón, cạnh là cái cuốc, 10 đầu ngón tay bầm tím có lẽ là bới đất tìm đường ra. Tác giả Yến Thanh (tên thật Nguyễn Thanh Bính- cán bộ phụ trách kỹ thuật ngành GTVT) cùng có mặt lúc đó nghẹn ngào viết bài thơ: “Cúc ơi” trong đó có câu: “Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần/Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng/Cúc ơi! Em ở đâu?/Đất nâu lạnh lắm”.Chân dung liệt sĩ Nguyễn Thị Nhỏ. Cùng sinh năm 1944 như chị Tần, chị Cúc, chị Nhỏ có một hoàn cảnh tương tự Cúc. Bố mẹ mất sớm, nhà chỉ có 2 chị em gái, từ bé, chị Nhỏ cùng chị gái. Khi chị gái sinh cháu trai đầu lòng, chồng chị hy sinh, chị gái ở lại nuôi em. Ảnh Tư liệu.Chị Nhỏ ra đi không kịp giã biệt người chị và đứa cháu nhỏ thân yêu, dừng lại cuộc đời ở tuổi 24 tươi đẹp.Chân dung liệt sĩ Nguyễn Thị Xuân. Năm 1967, học xong lớp 7, chị Xuân đã lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ. Ảnh: Tư liệu.Anh Lê Công Thành chia sẻ, khi chân dung 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc hiện lên, cả nhóm lặng người. Hình ảnh cô gái TNXP hồn nhiên, tươi trẻ đang đi lấp hố bom cùng đồng đội, hay đọc thư bên rừng cây… đã được tái hiện chân thực, có hồn, như trong một cuốn phim tài liệu lịch sử tua chậm lại.Liệt sĩ Trần Thị Hường sinh năm 1949. Chị là con của một liệt sĩ chống Pháp. Cha chị là vệ quốc quân hy sinh năm 1953 ở mặt trận. Khi ông hy sinh, Hường mới 4 tuổi. Chị Hường có mái tóc đen dài, óng ả. Chị có giọng hát hay, được mệnh danh là “chim sơn ca” của tiểu đội và của cả C522. Ảnh: Tư liệu.Trong các buổi tập văn nghệ, Hường bao giờ cũng là hạt nhân chính. Những bài hát “ Cô gái mở đường”,” Đường ta đi dài theo đất nước”,” Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”... đã được chị Hường và các đồng đội hát say sưa. Chị Hường đã ra đi ở tuổi 21 thanh xuân tươi đẹp của cuộc đời.Chân dung chị Trần Thị Rạng. Chị Rạng sinh ra tại xóm chài Thọ Thuỷ - Đức Vĩnh – Đức Thọ. Từ nhỏ, chị Rạng đã tỏ ra là một cô bé can đảm. Thời thơ ấu Rạng theo cha mẹ làm nghề chèo lái trên sông La. Ảnh: Tư liệu.Ngoài giờ ra trận địa, chị Rạng cùng các cô gái Ngã ba Đồng Lộc làm toán, làm văn, tập hát. Chị Trần Thị Rạng hy sinh khi mới 18 tuổi, lứa tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời.Chân dung liệt sĩ Võ Thị Hợi. Chị Hợi sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Thiên Lộc – Can Lộc. Năm 1965, học xong lớp 7, chị Hợi xung phong đi “Ba sẵn sàng”. Chị có mái tóc dài, nước da ngăm đen, tính tình hiền lành, tác phong nhanh nhẹn, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi cùng đồng đội. Ảnh: Tư liệu.
Thi thoảng, Hợi mới có dịp về thăm nhà. Chị kể với mẹ:” Bom đạn dội xuống ghê gớm lắm mẹ ạ! Tiếng bom nổ, tiếng máy bay gầm xé suốt đêm ngày, đất đá bụi tung mù mịt. Nhưng tất cả bọn con đều không sợ. Cứ đợi dứt đợt bom là chúng con ra đường ngay, để xe khỏi bị tắc trên đường vào Nam mẹ ạ”.Liệt sĩ Hà Thị Xanh, sinh năm 1948. Chị Xanh là cô gái hiền lành, ít nói, làm việc chăm chỉ, xốc vác, hay nhận việc khó về mình. Ảnh: Tư liệu.Chân dung liệt sĩ Hà Thị Xanh được phục dựng trên nguyên mẫu bức ảnh của chị khắc trên bia mộ tại Đồng Lộc. Là người trực tiếp “phục dựng” nhiều tác phẩm số liên quan đến liệt sĩ, anh Nguyễn Công Cường chia sẻ, mỗi một chân dung là một cuộc đời, một câu chuyện để lại trong anh những xúc cảm khó quên.Anh Lê Công Thành chia sẻ, sau 11 năm, dự án lietsi.com đã số hóa được 95% số bia mộ liệt sĩ trên toàn quốc, giúp nhiều gia đình tìm được người thân của mình. Chân dung 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc nằm trong giai đoạn 2 của dự án. Trong tương lai, dự án lietsi.com không chỉ dừng ở việc phục dựng hình ảnh mà sẽ làm cả giọng nói, văn bản (sáng tác truyện, thơ, hồi kí…).Mời quý độc giả xem video: Xót xa 2 chiến sĩ Cảnh sát PCCC hy sinh trên đường làm nhiệm vụ. Nguồn: Kienthucnet.
C hân dung 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc phục dựng bằng AI là một phần demo trong dự án nhằm phục dựng “di sản số” của tất cả các liệt sĩ trên toàn quốc. Dự án do 3 chàng trai Hà Nội Nguyễn Công Cường, Nguyễn Văn Khánh và Lê Công Thành thực hiện.
Dự án bắt đầu với chân dung của liệt sĩ Võ Thị Hà, người em út của Tiểu đội 4, hy sinh khi mới tròn 17 tuổi. Gác lại những ước vọng về con đường học hành để lên đường vào TNXP, đến với Ngã ba Đồng Lộc, nơi “tọa độ lửa” khốc liệt, lần nào về thăm nhà, liệt sĩ Võ Thị Hà cũng mang theo một vài quyển truyện để đọc. Ảnh: Tư liệu.
Do nhỏ tuổi nhất nên Võ Thị Hà được các chị trong đội thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc chiều, coi như em út, không cho Hà làm việc nhẹ. Hà hay nghĩ ngợi, thi thoảng ngồi trầm tư, những lúc ấy, các chị lại tâm tình, động viên Hà.
Khi chân dung hiện lên, cả nhóm lặng người. Hình ảnh cô gái Đồng Lộc hồn nhiên, tươi trẻ đã được tái hiện chân thực, có hồn, như trong một cuốn phim tài liệu lịch sử tua chậm lại.
Chân dung liệt sỹ Võ Thị Tần sinh năm 1944. Chị Tần là Tiểu đội trưởng Tiểu đội 4- C552. Từ tháng 4 - 6 năm 1967, chị Tần cùng đơn vị được điều về công tác bảo vệ đường 15A ở Đồng Lộc, lập nhiều thành tích xuất sắc. Trong cuộc sống hàng ngày, chị Tần là cô gái vui vẻ, cởi mở, vô tư yêu đời. Ảnh: Tư liệu.
Người yêu của chị Tần cũng đi chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Hai người hẹn ước ngày độc lập sẽ làm đám cưới. Nhưng ngày hòa bình, chỉ có anh trở về. Mãi sau này, anh mới kết hôn, anh đưa di ảnh chị về thờ trong ngôi nhà của mình. Anh cũng coi bố mẹ chị Tần như cha mẹ ruột.
Liệt sĩ Dương Thị Xuân, sinh năm 1947. Trước khi chị Xuân lên đường, vào “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc, anh Tân người cùng làng đã lấy sợi ni lông xanh, đỏ buộc vào cổ tay Xuân rồi nói: “Màu đỏ là của anh, màu xanh lam này là của em. Khi nào nhớ đến anh, em hãy nhìn chiếc vòng này”. Nhưng rồi, 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc đã ra đi ở tuổi thanh xuân, mang theo bao tình yêu, ước vọng tuổi trẻ, trong đó có chị Xuân. Ảnh: Tư liệu.
Anh Lê Công Thành, người sáng lập website Lietsi.com chia sẻ, cái khó nhất của quá trình phục dựng chân dung 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc là làm thế nào tìm được trang phục phù hợp và các hoạt cảnh sống động để tạo sinh hình ảnh của các liệt sĩ trong các hoạt động sống. Các bức ảnh này không có thật nhưng mang thần thái khuôn mặt của các liệt sĩ.
Chân dung liệt sĩ Hồ Thị Cúc. Câu chuyện về chị khiến người đọc rơi nước mắt. Khi chị Cúc lên 1 tuổi, nạn đói năm 1945 đã cướp mất cha chị. Năm chị lên 4 tuổi, mẹ đi bước nữa, chị Cúc ở với ông nội, rồi sau này là chú mợ và o. Một lần, mợ nấu nồi cám lợn, không may làm đổ lên lưng chị (khi chị lên 8). Được mợ tích cực chạy chữa, thoát cái chết cận kề, nhưng sau lưng chị vẫn chằng chịt vết sẹo. Ảnh: Tư liệu.
Hy sinh cùng các đồng đội, sang ngày thứ 3 chị mới được tìm thấy, vì đất đá vùi quá sâu. Chị ra đi trong tư thế ngồi, đầu đội nón, cạnh là cái cuốc, 10 đầu ngón tay bầm tím có lẽ là bới đất tìm đường ra. Tác giả Yến Thanh (tên thật Nguyễn Thanh Bính- cán bộ phụ trách kỹ thuật ngành GTVT) cùng có mặt lúc đó nghẹn ngào viết bài thơ: “Cúc ơi” trong đó có câu: “Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần/Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng/Cúc ơi! Em ở đâu?/Đất nâu lạnh lắm”.
Chân dung liệt sĩ Nguyễn Thị Nhỏ. Cùng sinh năm 1944 như chị Tần, chị Cúc, chị Nhỏ có một hoàn cảnh tương tự Cúc. Bố mẹ mất sớm, nhà chỉ có 2 chị em gái, từ bé, chị Nhỏ cùng chị gái. Khi chị gái sinh cháu trai đầu lòng, chồng chị hy sinh, chị gái ở lại nuôi em. Ảnh Tư liệu.
Chị Nhỏ ra đi không kịp giã biệt người chị và đứa cháu nhỏ thân yêu, dừng lại cuộc đời ở tuổi 24 tươi đẹp.
Chân dung liệt sĩ Nguyễn Thị Xuân. Năm 1967, học xong lớp 7, chị Xuân đã lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của tuổi trẻ. Ảnh: Tư liệu.
Anh Lê Công Thành chia sẻ, khi chân dung 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc hiện lên, cả nhóm lặng người. Hình ảnh cô gái TNXP hồn nhiên, tươi trẻ đang đi lấp hố bom cùng đồng đội, hay đọc thư bên rừng cây… đã được tái hiện chân thực, có hồn, như trong một cuốn phim tài liệu lịch sử tua chậm lại.
Liệt sĩ Trần Thị Hường sinh năm 1949. Chị là con của một liệt sĩ chống Pháp. Cha chị là vệ quốc quân hy sinh năm 1953 ở mặt trận. Khi ông hy sinh, Hường mới 4 tuổi. Chị Hường có mái tóc đen dài, óng ả. Chị có giọng hát hay, được mệnh danh là “chim sơn ca” của tiểu đội và của cả C522. Ảnh: Tư liệu.
Trong các buổi tập văn nghệ, Hường bao giờ cũng là hạt nhân chính. Những bài hát “ Cô gái mở đường”,” Đường ta đi dài theo đất nước”,” Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”... đã được chị Hường và các đồng đội hát say sưa. Chị Hường đã ra đi ở tuổi 21 thanh xuân tươi đẹp của cuộc đời.
Chân dung chị Trần Thị Rạng. Chị Rạng sinh ra tại xóm chài Thọ Thuỷ - Đức Vĩnh – Đức Thọ. Từ nhỏ, chị Rạng đã tỏ ra là một cô bé can đảm. Thời thơ ấu Rạng theo cha mẹ làm nghề chèo lái trên sông La. Ảnh: Tư liệu.
Ngoài giờ ra trận địa, chị Rạng cùng các cô gái Ngã ba Đồng Lộc làm toán, làm văn, tập hát. Chị Trần Thị Rạng hy sinh khi mới 18 tuổi, lứa tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời.
Chân dung liệt sĩ Võ Thị Hợi. Chị Hợi sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Thiên Lộc – Can Lộc. Năm 1965, học xong lớp 7, chị Hợi xung phong đi “Ba sẵn sàng”. Chị có mái tóc dài, nước da ngăm đen, tính tình hiền lành, tác phong nhanh nhẹn, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi cùng đồng đội. Ảnh: Tư liệu.
Thi thoảng, Hợi mới có dịp về thăm nhà. Chị kể với mẹ:” Bom đạn dội xuống ghê gớm lắm mẹ ạ! Tiếng bom nổ, tiếng máy bay gầm xé suốt đêm ngày, đất đá bụi tung mù mịt. Nhưng tất cả bọn con đều không sợ. Cứ đợi dứt đợt bom là chúng con ra đường ngay, để xe khỏi bị tắc trên đường vào Nam mẹ ạ”.
Liệt sĩ Hà Thị Xanh, sinh năm 1948. Chị Xanh là cô gái hiền lành, ít nói, làm việc chăm chỉ, xốc vác, hay nhận việc khó về mình. Ảnh: Tư liệu.
Chân dung liệt sĩ Hà Thị Xanh được phục dựng trên nguyên mẫu bức ảnh của chị khắc trên bia mộ tại Đồng Lộc. Là người trực tiếp “phục dựng” nhiều tác phẩm số liên quan đến liệt sĩ, anh Nguyễn Công Cường chia sẻ, mỗi một chân dung là một cuộc đời, một câu chuyện để lại trong anh những xúc cảm khó quên.
Anh Lê Công Thành chia sẻ, sau 11 năm, dự án lietsi.com đã số hóa được 95% số bia mộ liệt sĩ trên toàn quốc, giúp nhiều gia đình tìm được người thân của mình. Chân dung 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc nằm trong giai đoạn 2 của dự án. Trong tương lai, dự án lietsi.com không chỉ dừng ở việc phục dựng hình ảnh mà sẽ làm cả giọng nói, văn bản (sáng tác truyện, thơ, hồi kí…).
Mời quý độc giả xem video: Xót xa 2 chiến sĩ Cảnh sát PCCC hy sinh trên đường làm nhiệm vụ. Nguồn: Kienthucnet.