Nằm ở hạt Saint-Savin thuộc tỉnh Vienne của Pháp, tu viện Saint-Savin-sur-Gartempe được coi là một trong những công trình kiến trúc phong cách La Mã độc đáo bậc nhất thế giới. Ảnh: Remi Jouan.Theo các câu chuyện dân gian thì lịch sử tu viện liên quan đến một câu chuyện xảy ra vào thế kỉ thứ 5, khi hai anh em Savin và Cyprien do theo đạo Công giáo nên buộc phải chạy trốn khỏi Macedonia. Ảnh: La Nouvelle République.Khi chạy đến bờ sông Gartempem họ bị bắt giữ và chém đầu. Savin được các tu sĩ chôn cất ngay tại vùng này. 300 năm sau, di cốt của hai người tử vì đạo này được tìm thấy. Ảnh: Carnet de Juliette.Badillus, thầy tu trong triều đình Charlemagne, đã quyết định thành lập một nhà thờ và tu viện để bảo quản những gì tìm được. Vào năm 1010, Aumode, nữ bá tước của Poitou và Aquitaine, đã quyên một số tiền lớn để xây dựng công trình. Ảnh: Remi Jouan.Việc xây dựng và trang trí nhà thờ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1040 đến 1090 dưới sự chỉ đạo của các cha xứ Odon và Gervais. Vào thế kỉ 13, bá tước Alphonse de Poitiers, em trai vua Saint-Louis, đã cung cấp tiền để xây dựng khu tu viện. Ảnh: Medieval Histories.Trong thời gian Chiến tranh tôn giáo, những người Huguenot đã hai lần tàn phá tu viện vào các năm 1562 và 1568. Sau đó, khi các tu viện trưởng thế tục lên nắm quyền tại Saint-Savin-sur-Gartempe, tu viện tiếp tục bị hủy hoại nặng nề. Ảnh: The Office Is Closed.Rất nhiều tòa nhà trong đó có các nhà tu xây dựng từ khoảng thế kỉ 12 bị phá hủy hoàn toàn. Từ năm 1640-1692, quá trình khôi phục tu viện Saint-Savin-sur-Gartempe được thực hiện, và tu viện trở lại với chức năng cũ của mình. Ảnh: Sud Vienne Poitou.Khi Cách mạng Pháp nổ ra, các tòa nhà của Saint-Savin-sur-Gartempe bị trưng dụng để làm nhà ở, đồn cảnh sát và nhà hát. Năm 1792, nhà thờ của tu viện được biến thành nhà thờ của giáo khu và bốn thầy tu cuối cùng của Saint-Savin-sur-Gartempe rời khỏi tu viện. Ảnh: The Office Is Closed.Năm 1833, sau chuyến thăm của tỉnh trưởng Alexis de Jussieu, quá trình trùng tu lần thứ hai tu viện bắt đầu diễn ra. Năm 1840, nhà thờ của tu viện được xếp hạng và bắt đầu khôi phục. Kể từ đó, kiến trúc của công trình được bảo tồn đến nay. Ảnh: Expedia.Vể tổng thể, tu viện Saint-Savin-sur-Gartempe là một công trình mang phong cách kiến trúc La Mã với tâm điểm là một nhà thờ dài 76 mét, rộng 77 mét và tháp chuông cao 31 mét. Ảnh: Abbaye de saint savin.Nhà thờ của tu viện được xây dựng theo hình chữ thập Latin, theo đúng quy cách của một nhà thờ kiểu La Mã. Chữ thập được quay về phía Đông để chỉ về phía Thánh địa Jerusalem. Ảnh: Sud Vienne Poitou.Gian chính của tu viện dài 42 mét, rộng 17 mét và cao 17 mét nổi bật với hai hàng cột cao 15 mét. Ảnh: Le Moulin de la Gassotte.Mái vòm thánh đường có những bức tranh tường nổi tiếng với niên đại từ khoảng thế kỉ 12. Ảnh: Sud Vienne Poitou.Các bức tranh được thể hiện với nhiều màu sắc trong đó gam màu chủ đạo là màu đỏ son, nâu vàng và xanh lá cây. Ảnh: Armagnac-commons.Năm 1983, tu viện Saint-Savin-sur-Gartempe đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Lesmouettes17.Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.
Nằm ở hạt Saint-Savin thuộc tỉnh Vienne của Pháp, tu viện Saint-Savin-sur-Gartempe được coi là một trong những công trình kiến trúc phong cách La Mã độc đáo bậc nhất thế giới. Ảnh: Remi Jouan.
Theo các câu chuyện dân gian thì lịch sử tu viện liên quan đến một câu chuyện xảy ra vào thế kỉ thứ 5, khi hai anh em Savin và Cyprien do theo đạo Công giáo nên buộc phải chạy trốn khỏi Macedonia. Ảnh: La Nouvelle République.
Khi chạy đến bờ sông Gartempem họ bị bắt giữ và chém đầu. Savin được các tu sĩ chôn cất ngay tại vùng này. 300 năm sau, di cốt của hai người tử vì đạo này được tìm thấy. Ảnh: Carnet de Juliette.
Badillus, thầy tu trong triều đình Charlemagne, đã quyết định thành lập một nhà thờ và tu viện để bảo quản những gì tìm được. Vào năm 1010, Aumode, nữ bá tước của Poitou và Aquitaine, đã quyên một số tiền lớn để xây dựng công trình. Ảnh: Remi Jouan.
Việc xây dựng và trang trí nhà thờ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1040 đến 1090 dưới sự chỉ đạo của các cha xứ Odon và Gervais. Vào thế kỉ 13, bá tước Alphonse de Poitiers, em trai vua Saint-Louis, đã cung cấp tiền để xây dựng khu tu viện. Ảnh: Medieval Histories.
Trong thời gian Chiến tranh tôn giáo, những người Huguenot đã hai lần tàn phá tu viện vào các năm 1562 và 1568. Sau đó, khi các tu viện trưởng thế tục lên nắm quyền tại Saint-Savin-sur-Gartempe, tu viện tiếp tục bị hủy hoại nặng nề. Ảnh: The Office Is Closed.
Rất nhiều tòa nhà trong đó có các nhà tu xây dựng từ khoảng thế kỉ 12 bị phá hủy hoàn toàn. Từ năm 1640-1692, quá trình khôi phục tu viện Saint-Savin-sur-Gartempe được thực hiện, và tu viện trở lại với chức năng cũ của mình. Ảnh: Sud Vienne Poitou.
Khi Cách mạng Pháp nổ ra, các tòa nhà của Saint-Savin-sur-Gartempe bị trưng dụng để làm nhà ở, đồn cảnh sát và nhà hát. Năm 1792, nhà thờ của tu viện được biến thành nhà thờ của giáo khu và bốn thầy tu cuối cùng của Saint-Savin-sur-Gartempe rời khỏi tu viện. Ảnh: The Office Is Closed.
Năm 1833, sau chuyến thăm của tỉnh trưởng Alexis de Jussieu, quá trình trùng tu lần thứ hai tu viện bắt đầu diễn ra. Năm 1840, nhà thờ của tu viện được xếp hạng và bắt đầu khôi phục. Kể từ đó, kiến trúc của công trình được bảo tồn đến nay. Ảnh: Expedia.
Vể tổng thể, tu viện Saint-Savin-sur-Gartempe là một công trình mang phong cách kiến trúc La Mã với tâm điểm là một nhà thờ dài 76 mét, rộng 77 mét và tháp chuông cao 31 mét. Ảnh: Abbaye de saint savin.
Nhà thờ của tu viện được xây dựng theo hình chữ thập Latin, theo đúng quy cách của một nhà thờ kiểu La Mã. Chữ thập được quay về phía Đông để chỉ về phía Thánh địa Jerusalem. Ảnh: Sud Vienne Poitou.
Gian chính của tu viện dài 42 mét, rộng 17 mét và cao 17 mét nổi bật với hai hàng cột cao 15 mét. Ảnh: Le Moulin de la Gassotte.
Mái vòm thánh đường có những bức tranh tường nổi tiếng với niên đại từ khoảng thế kỉ 12. Ảnh: Sud Vienne Poitou.
Các bức tranh được thể hiện với nhiều màu sắc trong đó gam màu chủ đạo là màu đỏ son, nâu vàng và xanh lá cây. Ảnh: Armagnac-commons.
Năm 1983, tu viện Saint-Savin-sur-Gartempe đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Lesmouettes17.
Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.