Nếu như Thiếu Lâm Tự điển hình cho kiến trúc chùa chiền Phật giáo Trung Quốc, Long Môn thạch động chính là hình mẫu của các công trình chạm khắc tượng Phật trên vách núi đá. Nằm trong khu vực tự nhiên tuyệt đẹp, hàng nghìn tượng Phật được chạm khắc vào vách đá dài một km dọc theo 2 bờ sông. Địa danh nổi tiếng này cách thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) khoảng 12 km về phía nam. Ảnh: Ancient History Encyclopedia. Hang đá Long Môn là kiệt tác chạm khắc tiêu biểu cho thời kỳ phát triển rực rỡ của Phật giáo Trung Quốc cổ đại. Trải qua hơn 400 năm xây dựng, tính đến nay, di tích này đã có hơn 1.500 năm lịch sử. Ảnh: Cocoanext.Theo số liệu từ viện nghiên cứu, Long Môn có hơn 100.000 tượng Phật cao từ 2,5 cm đến 17 m, nằm trong 2.345 hang động, hốc đá. Nơi đây còn được gọi là "rừng bia cổ đại" với 2.800 bia đá và chữ khắc. Ngoài ra, hơn 40 ngôi chùa ở Long Môn lưu giữ rất nhiều tài liệu lịch sử về nghệ thuật, âm nhạc, tôn giáo, thư pháp, y học, trang phục và kiến trúc. Ảnh: Cocoanext.Phần lớn hang đá Long Môn được xây dựng vào thời nhà Đường (chiếm 60%), 40% còn lại là các hang thuộc nhiều triều đại khác. Ảnh: Gierikohler, Paulistano.Tại khu di tích Long Môn, hang Tân Dương, chùa Phụng Tiên và hang Cổ Dương là các điểm tham quan nổi bật nhất. Hang Tân Dương tiêu biểu cho văn hóa Phật giáo với tác phẩm chính là pho tượng Phật Thích ca Mâu ni. Hang Cổ Dương được tạc sớm nhất trong toàn bộ cụm di tích hang đá. Ảnh: Stefanos Zachariadis.Trong khi đó, chùa Phụng Tiên nằm ở hang đá lộ thiên lớn nhất, đại diện cho phong cách nghệ thuật khắc đá nhà Đường. Ngôi chùa sở hữu bức đại Phật tượng Lư Xá Na ngồi khoanh chân trên đài sen. Bức tượng cao 17,14 m này hấp dẫn du khách đến tham quan, chiêm bái không chỉ vì kích thước khổng lồ hiếm có mà còn bởi vẻ từ bi, bình thản đầy trang nghiêm. Lịch sử ghi nhận Hoàng đế Võ Tắc Thiên từng dẫn quan viên văn võ tới lễ Phật ở chùa Phụng Tiên. Ảnh: Stefanos Zachariadis.Với hàng nghìn hang động chứa vô số Phật tượng và chữ khắc, hang đá Long Môn được coi là Kho báu Nghệ thuật Phật giáo, một trong 3 hang động nổi tiếng nhất Trung Quốc cùng với hang Mạc Cao nằm ở tỉnh Cam Túc và hang Vân Cương tại tỉnh Sơn Tây. Ảnh: Kalpesh Padshala.Tọa lạc ở nơi non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình với khí hậu dễ chịu, hang Long Môn từ khi được khai quật đến nay luôn đón rất nhiều lượt khách đổ về tham quan. Điểm đến này cũng nổi tiếng với du khách quốc tế muốn tìm hiểu văn hóa Trung Quốc. Ảnh: Christina_lesiuk, Theanawit. Với tổ hợp tượng Phật đồ sộ và sự sáng tạo nghệ thuật tinh tế, hang đá Long Môn đã được liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 2000. Ảnh: Science4misfits, Stefanos Zachariadis, Flickr.Trải qua nhiều lần bị tàn phá trong phong trào chống Phật giáo thế kỷ 9 và sự xâm hại của phương Tây ở thế kỷ 19, 20, nhiều tượng Phật ở hang đá Long Môn bị hủy hoại và mang đi. Một số bức tượng hiện có thể tìm thấy tại viện bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (New York, Mỹ), bảo tàng Atkinson (Kansas, Mỹ) và bảo tàng quốc gia Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Xuan Che.
Nếu như Thiếu Lâm Tự điển hình cho kiến trúc chùa chiền Phật giáo Trung Quốc, Long Môn thạch động chính là hình mẫu của các công trình chạm khắc tượng Phật trên vách núi đá. Nằm trong khu vực tự nhiên tuyệt đẹp, hàng nghìn tượng Phật được chạm khắc vào vách đá dài một km dọc theo 2 bờ sông. Địa danh nổi tiếng này cách thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) khoảng 12 km về phía nam. Ảnh: Ancient History Encyclopedia.
Hang đá Long Môn là kiệt tác chạm khắc tiêu biểu cho thời kỳ phát triển rực rỡ của Phật giáo Trung Quốc cổ đại. Trải qua hơn 400 năm xây dựng, tính đến nay, di tích này đã có hơn 1.500 năm lịch sử. Ảnh: Cocoanext.
Theo số liệu từ viện nghiên cứu, Long Môn có hơn 100.000 tượng Phật cao từ 2,5 cm đến 17 m, nằm trong 2.345 hang động, hốc đá. Nơi đây còn được gọi là "rừng bia cổ đại" với 2.800 bia đá và chữ khắc. Ngoài ra, hơn 40 ngôi chùa ở Long Môn lưu giữ rất nhiều tài liệu lịch sử về nghệ thuật, âm nhạc, tôn giáo, thư pháp, y học, trang phục và kiến trúc. Ảnh: Cocoanext.
Phần lớn hang đá Long Môn được xây dựng vào thời nhà Đường (chiếm 60%), 40% còn lại là các hang thuộc nhiều triều đại khác. Ảnh: Gierikohler, Paulistano.
Tại khu di tích Long Môn, hang Tân Dương, chùa Phụng Tiên và hang Cổ Dương là các điểm tham quan nổi bật nhất. Hang Tân Dương tiêu biểu cho văn hóa Phật giáo với tác phẩm chính là pho tượng Phật Thích ca Mâu ni. Hang Cổ Dương được tạc sớm nhất trong toàn bộ cụm di tích hang đá. Ảnh: Stefanos Zachariadis.
Trong khi đó, chùa Phụng Tiên nằm ở hang đá lộ thiên lớn nhất, đại diện cho phong cách nghệ thuật khắc đá nhà Đường. Ngôi chùa sở hữu bức đại Phật tượng Lư Xá Na ngồi khoanh chân trên đài sen. Bức tượng cao 17,14 m này hấp dẫn du khách đến tham quan, chiêm bái không chỉ vì kích thước khổng lồ hiếm có mà còn bởi vẻ từ bi, bình thản đầy trang nghiêm. Lịch sử ghi nhận Hoàng đế Võ Tắc Thiên từng dẫn quan viên văn võ tới lễ Phật ở chùa Phụng Tiên. Ảnh: Stefanos Zachariadis.
Với hàng nghìn hang động chứa vô số Phật tượng và chữ khắc, hang đá Long Môn được coi là Kho báu Nghệ thuật Phật giáo, một trong 3 hang động nổi tiếng nhất Trung Quốc cùng với hang Mạc Cao nằm ở tỉnh Cam Túc và hang Vân Cương tại tỉnh Sơn Tây. Ảnh: Kalpesh Padshala.
Tọa lạc ở nơi non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình với khí hậu dễ chịu, hang Long Môn từ khi được khai quật đến nay luôn đón rất nhiều lượt khách đổ về tham quan. Điểm đến này cũng nổi tiếng với du khách quốc tế muốn tìm hiểu văn hóa Trung Quốc. Ảnh: Christina_lesiuk, Theanawit. Với tổ hợp tượng Phật đồ sộ và sự sáng tạo nghệ thuật tinh tế, hang đá Long Môn đã được liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 2000. Ảnh: Science4misfits, Stefanos Zachariadis, Flickr.
Trải qua nhiều lần bị tàn phá trong phong trào chống Phật giáo thế kỷ 9 và sự xâm hại của phương Tây ở thế kỷ 19, 20, nhiều tượng Phật ở hang đá Long Môn bị hủy hoại và mang đi. Một số bức tượng hiện có thể tìm thấy tại viện bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (New York, Mỹ), bảo tàng Atkinson (Kansas, Mỹ) và bảo tàng quốc gia Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Xuan Che.