Mới đây, công chúng Việt đang rất phẫn nộ trước thông tin một bài viết của tờ China Daily (Trung Quốc) đăng tải các thiết kế y chang áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và nghiễm nhiên gọi đây là "phong cách Trung Quốc". Những thiết kế này xuất hiện trong bộ sưu tập của thương hiệu thời trang Ne Tiger (Trung Quốc), được giới thiệu trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân hè 2019 vào tháng 10/2018. Điều khiến dư luận bức xúc hơn nữa là cụm từ "Chinese style " xuất hiện trong tiêu đề bài viết: "Chinese style delights China S/S Fashion Week" (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc đem tới sự thích thú tại Tuần lễ thời trang Xuân - Hè). Chính cụm từ "Chinese style" (Phong cách Trung quốc) càng tố cáo trang báo này đã ngang nhiên mặc định những trang phục này là mang phong cách Trung Quốc. Theo đánh giá của dư luận, đây là hành vi "nhận vơ" và “đạo nhái” trắng trợn chiếc áo dài truyền thống của người Việt. Ảnh: Mẫu trang phục giống y chang áo dài Việt Nam được trình diễn trong Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân hè 2019 tại Bắc Kinh vào tháng 10/2018. Nguồn: Plo.vn.Xưa nay, ai cũng biết, áo dài là một biểu tượng văn hóa của người Việt. Trang phục này có nguồn gốc từ các loại áo truyền thống phổ biến trong thế kỷ 17-19, là áo giao lĩnh, áo tứ thân và áo ngũ thân. Ảnh: Áo dài tứ thân là trang phục của phụ nữ Việt từ thế kỷ 17. (Ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng Áo dài, TP HCM).Vào thập kỷ 1930, chiếc áo dài hiện đại được định hình khi họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường cải tạo lại chiếc áo tứ thân để nó chỉ còn lại hai vạt trước sau và mang một số nét Tây hóa với dải thắt eo, dáng tay phồng, cổ áo khoét hình trái tim, nối cầu vai... Ảnh: Một mẫu áo dài tân thời thập niên 1930.Sau đó, xuất hiện thêm các mẫu áo dài của họa sĩ Lê Phổ và áo dài Raglan của nhà may Dung ở Sài Gòn. Các kiểu áo này tiếp tục có những cải tiến nhằm tăng tính thẩm mỹ và sự thoải mái của người mặc. Ảnh: Áo dài cổ cao của thập niên 1950.Thập niên 1960, trước sự du nhập của chất liệu nylon, bà Trần Lệ Xuân đã để lại dấu ấn với chiếc áo dài nylon bóng bẩy, cổ khoét sâu táo bạo với cổ áo dài rộng, cổ tròn, cổ vuông, cổ trái tim... Ảnh: Áo dài hở cổ phong cách Trần Lệ Xuân, người phụ nữ quyền lực nhất Sài Gòn thời đó.Những thập niên sau đó, các nhà tạo mẫu đã đem những vẻ đẹp mới cho tà áo dài Việt Nam. Từ kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều vào nhiều chất liệu mới và những phong cách mới phù hợp với thị hiếu của xã hội. Ảnh: Áo dài vẽ là mốt vào cuối thập kỷ 1980.Văn hoá truyền thống Việt Nam đã được đề cao trong những tà áo dài như việc thêu, vẽ những hoạ tiết trang trí, điểm xuyết những hoa văn từ các trang phục của các dân tộc Việt Nam, hoạ tiết từ trống đồng Ngọc Lũ, đã tạo nên ấn tượng đẹp cho áo dài Việt Nam. Ảnh: Áo dài biến tấu thổ cẩm.Chiếc áo dài đã đi vào mọi mặt đời sống của người phụ nữ Việt, là trang phục học đường, là lễ phục dùng trong những dịp trang trọng, và cũng là kiểu mẫu thời trang không thể thiếu trong các cuộc thi sắc đẹp của người Việt. Ảnh: Áo dài của NSND Trà Giang.Trên bình diện quốc tế, từ “Áo dài” được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được nhấn mạnh là trang phục của phụ nữ Việt. Năm 2002, áo dài đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam. Ảnh: Áo dài của bà Nguyễn Thị Bình (trái) và bà Tôn Nữ Thị Ninh (phải), hai nhà ngoại giao Việt Nam.Một lần nữa, phải khẳng định việc những trang phục giống hệt áo dài Việt Nam được đem ra trình diễn trong Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân/ Hè 2019 tại Bắc Kinh và việc nhà thiết kế coi đó là "sáng tạo riêng" của họ là hành vi “đạo nhái” trắng trợn chiếc áo dài truyền thống của người Việt. Ảnh: Toàn cảnh không gian Bảo tàng Áo dài ở TP HCM.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Mới đây, công chúng Việt đang rất phẫn nộ trước thông tin một bài viết của tờ China Daily (Trung Quốc) đăng tải các thiết kế y chang áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và nghiễm nhiên gọi đây là "phong cách Trung Quốc". Những thiết kế này xuất hiện trong bộ sưu tập của thương hiệu thời trang Ne Tiger (Trung Quốc), được giới thiệu trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân hè 2019 vào tháng 10/2018. Điều khiến dư luận bức xúc hơn nữa là cụm từ "Chinese style " xuất hiện trong tiêu đề bài viết: "Chinese style delights China S/S Fashion Week" (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc đem tới sự thích thú tại Tuần lễ thời trang Xuân - Hè). Chính cụm từ "Chinese style" (Phong cách Trung quốc) càng tố cáo trang báo này đã ngang nhiên mặc định những trang phục này là mang phong cách Trung Quốc. Theo đánh giá của dư luận, đây là hành vi "nhận vơ" và “đạo nhái” trắng trợn chiếc áo dài truyền thống của người Việt. Ảnh: Mẫu trang phục giống y chang áo dài Việt Nam được trình diễn trong Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân hè 2019 tại Bắc Kinh vào tháng 10/2018. Nguồn: Plo.vn.
Xưa nay, ai cũng biết, áo dài là một biểu tượng văn hóa của người Việt. Trang phục này có nguồn gốc từ các loại áo truyền thống phổ biến trong thế kỷ 17-19, là áo giao lĩnh, áo tứ thân và áo ngũ thân. Ảnh: Áo dài tứ thân là trang phục của phụ nữ Việt từ thế kỷ 17. (Ảnh trong bài chụp tại Bảo tàng Áo dài, TP HCM).
Vào thập kỷ 1930, chiếc áo dài hiện đại được định hình khi họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường cải tạo lại chiếc áo tứ thân để nó chỉ còn lại hai vạt trước sau và mang một số nét Tây hóa với dải thắt eo, dáng tay phồng, cổ áo khoét hình trái tim, nối cầu vai... Ảnh: Một mẫu áo dài tân thời thập niên 1930.
Sau đó, xuất hiện thêm các mẫu áo dài của họa sĩ Lê Phổ và áo dài Raglan của nhà may Dung ở Sài Gòn. Các kiểu áo này tiếp tục có những cải tiến nhằm tăng tính thẩm mỹ và sự thoải mái của người mặc. Ảnh: Áo dài cổ cao của thập niên 1950.
Thập niên 1960, trước sự du nhập của chất liệu nylon, bà Trần Lệ Xuân đã để lại dấu ấn với chiếc áo dài nylon bóng bẩy, cổ khoét sâu táo bạo với cổ áo dài rộng, cổ tròn, cổ vuông, cổ trái tim... Ảnh: Áo dài hở cổ phong cách Trần Lệ Xuân, người phụ nữ quyền lực nhất Sài Gòn thời đó.
Những thập niên sau đó, các nhà tạo mẫu đã đem những vẻ đẹp mới cho tà áo dài Việt Nam. Từ kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều vào nhiều chất liệu mới và những phong cách mới phù hợp với thị hiếu của xã hội. Ảnh: Áo dài vẽ là mốt vào cuối thập kỷ 1980.
Văn hoá truyền thống Việt Nam đã được đề cao trong những tà áo dài như việc thêu, vẽ những hoạ tiết trang trí, điểm xuyết những hoa văn từ các trang phục của các dân tộc Việt Nam, hoạ tiết từ trống đồng Ngọc Lũ, đã tạo nên ấn tượng đẹp cho áo dài Việt Nam. Ảnh: Áo dài biến tấu thổ cẩm.
Chiếc áo dài đã đi vào mọi mặt đời sống của người phụ nữ Việt, là trang phục học đường, là lễ phục dùng trong những dịp trang trọng, và cũng là kiểu mẫu thời trang không thể thiếu trong các cuộc thi sắc đẹp của người Việt. Ảnh: Áo dài của NSND Trà Giang.
Trên bình diện quốc tế, từ “Áo dài” được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và được nhấn mạnh là trang phục của phụ nữ Việt. Năm 2002, áo dài đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam. Ảnh: Áo dài của bà Nguyễn Thị Bình (trái) và bà Tôn Nữ Thị Ninh (phải), hai nhà ngoại giao Việt Nam.
Một lần nữa, phải khẳng định việc những trang phục giống hệt áo dài Việt Nam được đem ra trình diễn trong Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân/ Hè 2019 tại Bắc Kinh và việc nhà thiết kế coi đó là "sáng tạo riêng" của họ là hành vi “đạo nhái” trắng trợn chiếc áo dài truyền thống của người Việt. Ảnh: Toàn cảnh không gian Bảo tàng Áo dài ở TP HCM.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.