Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đề cập đến nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc được nhiều người yêu mến. Trong số này, cuộc đời của Chiến thần Lữ Bố nhận được sự quan tâm lớn của công chúng.Lữ Bố (còn gọi là "Lã Bố" tự là Phụng Tiên) xuất thân từ Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ ngày nay). Ông là vị tướng danh tiếng của nhà Đông Hán.Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Lữ Bố được nhà văn La Quán Trung mô tả là Chiến thần và được ca ngợi là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, vạn người không địch nổi.Lữ Bố được cho là có võ nghệ cao cường và sức mạnh phi thường hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi... Chính vì vậy, Chiến thần nổi tiếng lịch sử Trung Quốc này từng đơn phương độc mã đọ sức với 3 anh em Lưu Bị (gồm: Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị).Ngay cả trong trường hợp 1 đấu 3 như vậy, Lữ Bố không hề yếu thế. Mặc dù chiến đấu đơn độc nhưng Chiến thần này vẫn bảo toàn mạng sống sau trận so tài gay cấn với 3 anh em Lưu Bị. Điều này cho thấy tài năng và võ nghệ hơn người của Lữ Bố khó ai địch nổi.Trên chiến trường, Lữ Bố thường sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố. Không chỉ có võ nghệ cao cường, Chiến thần này còn học đầy đủ cầm kỳ thi thư. Theo đó, ông văn võ song toàn.Trong suốt những năm rong ruổi trên chiến trường, Lã Bố từng làm việc dưới trướng nhiều nhân vật "máu mặt" như: Đinh Nguyên, Đổng Trác, Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Bị…Lã Bố được người đời nhớ đến với nhiều giai thoại huy hoàng. Trong số này có việc khi Viên Thuật sai tướng là Kỷ Linh mang 3 vạn tinh binh tấn công vào Tiểu Bái, vây hãm Lưu Bị. Lúc này, Lã Bố chỉ mang theo 1.000 quân bộ và 200 quân kỵ đến nói chuyện giảng hòa với hai bên.Lã Bố thể hiện trí dũng song toàn trong sự kiện này khi sai quân lính cắm kích cách xa 150 bước và giao hẹn trước với 2 bên rằng nếu ông có thể bắn tên trúng vào ngạnh kích thì Kỷ Linh và Lưu Bị phải giảng hòa.Sau khi hai bên đồng ý, Lã Bố lùi lại và giương cung bắn trúng vào ngạnh kích như đã nói từ trước. Theo đó, Lưu Bị cảm ơn Lã Bố đã giải nguy cho mình trong khi Kỷ Linh cảm phục Chiến thần này nên làm theo thỏa thuận rút quân về. Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đề cập đến nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc được nhiều người yêu mến. Trong số này, cuộc đời của Chiến thần Lữ Bố nhận được sự quan tâm lớn của công chúng.
Lữ Bố (còn gọi là "Lã Bố" tự là Phụng Tiên) xuất thân từ Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ ngày nay). Ông là vị tướng danh tiếng của nhà Đông Hán.
Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Lữ Bố được nhà văn La Quán Trung mô tả là Chiến thần và được ca ngợi là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, vạn người không địch nổi.
Lữ Bố được cho là có võ nghệ cao cường và sức mạnh phi thường hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi... Chính vì vậy, Chiến thần nổi tiếng lịch sử Trung Quốc này từng đơn phương độc mã đọ sức với 3 anh em Lưu Bị (gồm: Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị).
Ngay cả trong trường hợp 1 đấu 3 như vậy, Lữ Bố không hề yếu thế. Mặc dù chiến đấu đơn độc nhưng Chiến thần này vẫn bảo toàn mạng sống sau trận so tài gay cấn với 3 anh em Lưu Bị. Điều này cho thấy tài năng và võ nghệ hơn người của Lữ Bố khó ai địch nổi.
Trên chiến trường, Lữ Bố thường sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố. Không chỉ có võ nghệ cao cường, Chiến thần này còn học đầy đủ cầm kỳ thi thư. Theo đó, ông văn võ song toàn.
Trong suốt những năm rong ruổi trên chiến trường, Lã Bố từng làm việc dưới trướng nhiều nhân vật "máu mặt" như: Đinh Nguyên, Đổng Trác, Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Bị…
Lã Bố được người đời nhớ đến với nhiều giai thoại huy hoàng. Trong số này có việc khi Viên Thuật sai tướng là Kỷ Linh mang 3 vạn tinh binh tấn công vào Tiểu Bái, vây hãm Lưu Bị. Lúc này, Lã Bố chỉ mang theo 1.000 quân bộ và 200 quân kỵ đến nói chuyện giảng hòa với hai bên.
Lã Bố thể hiện trí dũng song toàn trong sự kiện này khi sai quân lính cắm kích cách xa 150 bước và giao hẹn trước với 2 bên rằng nếu ông có thể bắn tên trúng vào ngạnh kích thì Kỷ Linh và Lưu Bị phải giảng hòa.
Sau khi hai bên đồng ý, Lã Bố lùi lại và giương cung bắn trúng vào ngạnh kích như đã nói từ trước. Theo đó, Lưu Bị cảm ơn Lã Bố đã giải nguy cho mình trong khi Kỷ Linh cảm phục Chiến thần này nên làm theo thỏa thuận rút quân về.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.