Nằm bên trong Tử Cấm Thành Huế, Duyệt Thị Đường được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam.Công trình được xây dựng vào triều vua Minh Mạng, năm 1826 làm nơi biểu diễn các vở tuồng cung đình dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan khách thưởng thức.Duyệt Thị Đường là một tòa nhà có tổng diện tích 11.740 m², trong đó nhà hát nằm ở trung tâm, diện tích là 1.182 m². Bên trái nhà hát là Ngự y viện, nơi sao chế thuốc chữa bệnh cho hoàng gia. Bên tả là sở Thượng Thiện, nơi chế biến các món ăn phục vụ nhà Vua.Bên trong nhà hát được chống đỡ bởi hai hàng cột lim sơn son có chiều cao 12 m, vẽ rồng ẩn mây cuốn chung quanh chia làm 2 tầng.Sân khấu chính làm nơi biểu diễn nằm ở giữa nhà hát, có ba mặt, trang trí các họa tiết đặc trưng của triều Nguyễn.Phần bức tường ở cuối sân khấu trổ hai cửa. Các diễn viên vào ở phía phải và ra ở phía trái. Phía sau bức tường là một phòng rộng đựng tủ kệ để chứa các bản tuồng, hia, mão và đạo cụ biểu diễn.Dưới nhà Nguyễn, Duyệt Thị Đường là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của cung đình. Ngoài các buổi diễn, đây còn là nơi đãi yến tiệc và tặng quà cho các vị tôn tước.Duyệt Thị Đường được tu bổ nhiều lần dưới thời các vua Nguyễn. Năm 1962, chính quyền Sài Gòn đã cải tạo, sửa chữa công trình để làm cơ sở giảng dạy của Trường Quốc gia âm nhạc Huế.Trong quá trình chuyển đổi này, các công trình chung quanh Duyệt Thị Đường bị phá bỏ để xây chỗ ở cho giáo viên và sinh viên, cấu trúc của nhà hát bị thay đổi không còn như cũ.Trong những thập niên sau đó, do chiến tranh, thiên tai và sự quên lãng của con người, Duyệt Thị Đường bị xuống cấp nghiêm trọng.Từ năm 1995 đến năm 2002, nhà hát được trùng tu, phục chế hoàn chỉnh và chính thức mở cửa thường xuyên từ tháng 3/2003.Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được trung tâm bảo tàng di tích cố đô Huế đưa vào hoạt động phục vụ khách du lịch với thể loại nhã nhạc cung đình Huế khá thu hút du lịch.Nhà hát đã sưu tầm và khôi phục 8 trong số 11 điệu múa cổ, 40 bài nhã nhạc và nhiều trích đoạn tuồng cổ, trong đó có nhiều tiết mục được dàn dựng công phu.Bên cạnh các buổi diễn đặc sắc, Duyệt Thị Đường còn là nơi trưng bày, giới thiệu nhiều hiện vật, tư liệu quý về lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật tuồng cung đình Huế.
Nằm bên trong Tử Cấm Thành Huế, Duyệt Thị Đường được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam.
Công trình được xây dựng vào triều vua Minh Mạng, năm 1826 làm nơi biểu diễn các vở tuồng cung đình dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan khách thưởng thức.
Duyệt Thị Đường là một tòa nhà có tổng diện tích 11.740 m², trong đó nhà hát nằm ở trung tâm, diện tích là 1.182 m². Bên trái nhà hát là Ngự y viện, nơi sao chế thuốc chữa bệnh cho hoàng gia. Bên tả là sở Thượng Thiện, nơi chế biến các món ăn phục vụ nhà Vua.
Bên trong nhà hát được chống đỡ bởi hai hàng cột lim sơn son có chiều cao 12 m, vẽ rồng ẩn mây cuốn chung quanh chia làm 2 tầng.
Sân khấu chính làm nơi biểu diễn nằm ở giữa nhà hát, có ba mặt, trang trí các họa tiết đặc trưng của triều Nguyễn.
Phần bức tường ở cuối sân khấu trổ hai cửa. Các diễn viên vào ở phía phải và ra ở phía trái. Phía sau bức tường là một phòng rộng đựng tủ kệ để chứa các bản tuồng, hia, mão và đạo cụ biểu diễn.
Dưới nhà Nguyễn, Duyệt Thị Đường là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của cung đình. Ngoài các buổi diễn, đây còn là nơi đãi yến tiệc và tặng quà cho các vị tôn tước.
Duyệt Thị Đường được tu bổ nhiều lần dưới thời các vua Nguyễn. Năm 1962, chính quyền Sài Gòn đã cải tạo, sửa chữa công trình để làm cơ sở giảng dạy của Trường Quốc gia âm nhạc Huế.
Trong quá trình chuyển đổi này, các công trình chung quanh Duyệt Thị Đường bị phá bỏ để xây chỗ ở cho giáo viên và sinh viên, cấu trúc của nhà hát bị thay đổi không còn như cũ.
Trong những thập niên sau đó, do chiến tranh, thiên tai và sự quên lãng của con người, Duyệt Thị Đường bị xuống cấp nghiêm trọng.
Từ năm 1995 đến năm 2002, nhà hát được trùng tu, phục chế hoàn chỉnh và chính thức mở cửa thường xuyên từ tháng 3/2003.
Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được trung tâm bảo tàng di tích cố đô Huế đưa vào hoạt động phục vụ khách du lịch với thể loại nhã nhạc cung đình Huế khá thu hút du lịch.
Nhà hát đã sưu tầm và khôi phục 8 trong số 11 điệu múa cổ, 40 bài nhã nhạc và nhiều trích đoạn tuồng cổ, trong đó có nhiều tiết mục được dàn dựng công phu.
Bên cạnh các buổi diễn đặc sắc, Duyệt Thị Đường còn là nơi trưng bày, giới thiệu nhiều hiện vật, tư liệu quý về lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật tuồng cung đình Huế.