Nằm trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, phía Bắc sân bay Cam Ranh (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), Tượng đài Hữu nghị Việt - Nga là một công trình mang tính biểu tượng cho mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai đất nước Việt Nam và Liên bang Nga.Được Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) tài trợ, tượng đài được khởi công năm 2007 và khánh thành năm 2009, là nơi tưởng nhớ các quân nhân Liên Xô / Nga và Việt Nam đã hy sinh khi đang thi hành nhiệm vụ tại khu vực bán đảo Cam Ranh và Biển Đông.Tượng đài được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thắng, tọa lạc trên một quả đồi nhỏ nằm trong một khuôn viên có diện tích 1,2 ha, tràn ngập màu xanh của cây cối.Phần chính của Tượng đài được tạc bằng đá hoa cương Bình Định, có chiều cao 21 mét, nặng 850 tấn.Chân tượng đài được tạo hình một mũi thuyền đang băng sóng, hiên ngang tiến về phía trước.Trung tâm Tượng đài là hình tượng chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam sát cánh cùng chiến sĩ Không quân Liên Xô và em bé nâng cánh chim hoà bình – tượng trưng cho tình hữu nghị Việt – Nga.Đỉnh tượng đài có hình tượng quốc kỳ hai nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga song hành với nhau, cùng một chiếc máy bay vút lên trời xanh.Hai bên Tượng đài có hai tấm bia ghi danh 44 quân nhân Liên Xô / Nga và 176 cán bộ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh vì hoà bình và ổn định khu vực.Đứng đầu danh sách bên phía Việt Nam là các anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang đã hy sinh ngày 14/3/1988 khi bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa: Trung tá Trần Đức Thông, Trung úy Trần Văn Phương, Đại úy Vũ Phi Trừ…Trong lễ khánh thành tượng đài, một hộp đá chứa bức thư gửi thế hệ mai sau đã được đặt vào thân tượng đài, một hoạt động truyền thống tại các công trình lớn được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp tác Việt - Nga.Về tổng thể, Tượng đài Hữu nghị Việt - Nga là công trình kiến trúc nghệ thuật thẩm mỹ cao, đồng thời là một trong những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật từ đá hoa cương lớn nhất Việt Nam.Ngược dòng thời gian, tượng đài có tiền thân là một cột bia do các quân nhân Nga dựng lên vào năm 1986 ở căn cứ Cam Ranh để ghi tên tưởng niệm 9 thành viên trong kíp bay TU 95 của Thiếu tá cận vệ Krivenko hy sinh ngày 13/2/1985.Mười năm sau, cột bia được bổ sung thêm mô hình chiếc máy bay SU-27 để tưởng nhớ sự hy sinh của các phi công trình diễn trong đội bay “Những tráng sĩ Nga”. Tên tuổi của họ cũng được khắc ghi lên cột bia.Năm 2002, căn cứ Cam Ranh của Hải quân Nga chấm dứt sự tồn tại, phía Nga đã bàn giao lại cho Việt Nam cơ sở này. Cột bia khi ấy nằm trong khu vực sân bay dân sự Cam Ranh.Cuối năm 2004, trước sự kiện đoàn tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương ghé thăm Việt Nam, một nhóm cán bộ của Liên doanh Dầu khí Việt Xô gồm cả người Việt và cựu binh Nga từng phục vụ tại căn cứ Cam Ranh đã có sáng kiến tu sửa lại cột bia.Từ sau sự kiện này, cột bia được biết đến rộng rãi và được thăm viếng, tưởng niệm, hương khói nhiều, đặc biệt là vào các dịp Cách mạng tháng Mười Nga (7/11) và Chiến thắng phát xít Đức (9/5). Và ý tưởng về việc xây dựng mới một khu tưởng niệm ở Cam Ranh đã ra đời.Khi đài tưởng niệm mới được xây dựng xong, cột bia kỷ niệm cũ được tháo gỡ đưa về lưu giữ vĩnh viễn trong Bảo tàng truyền thống của Hạm đội Thái Bình Dương ở thành phố Vladivostok của Nga.Vào dịp khánh thành Tượng đài, điện mừng từ Nga của Tổng thống D. Medvedev và Thủ tướng V. Putin viết: “Trong suốt nhiều thập kỷ Nga và Việt Nam gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hữu nghị và tin cậy bền chặt, đã được thử thách qua thời gian và tôi luyện trong cuộc đấu tranh chung vì độc lập và chủ quyền của Việt Nam...“...Tình bạn chiến đấu của chúng ta đã được khắc sâu vĩnh viễn tại Đài tưởng niệm mới khánh thành ở Cam Ranh”.Đại diện của Vietsovpetro nhấn mạnh: “Tượng đài mang nhiều ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ mai sau về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Liên Xô/Liên bang Nga vốn được xây nên bằng công sức, trí tuệ và xương máu của những con người giàu tinh thần cộng sản quốc tế...“...Tượng đài cũng nhắc nhở mỗi người Việt Nam về giá trị thiêng liêng của chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc”.
Nằm trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, phía Bắc sân bay Cam Ranh (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), Tượng đài Hữu nghị Việt - Nga là một công trình mang tính biểu tượng cho mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai đất nước Việt Nam và Liên bang Nga.
Được Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) tài trợ, tượng đài được khởi công năm 2007 và khánh thành năm 2009, là nơi tưởng nhớ các quân nhân Liên Xô / Nga và Việt Nam đã hy sinh khi đang thi hành nhiệm vụ tại khu vực bán đảo Cam Ranh và Biển Đông.
Tượng đài được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Quốc Thắng, tọa lạc trên một quả đồi nhỏ nằm trong một khuôn viên có diện tích 1,2 ha, tràn ngập màu xanh của cây cối.
Phần chính của Tượng đài được tạc bằng đá hoa cương Bình Định, có chiều cao 21 mét, nặng 850 tấn.
Chân tượng đài được tạo hình một mũi thuyền đang băng sóng, hiên ngang tiến về phía trước.
Trung tâm Tượng đài là hình tượng chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam sát cánh cùng chiến sĩ Không quân Liên Xô và em bé nâng cánh chim hoà bình – tượng trưng cho tình hữu nghị Việt – Nga.
Đỉnh tượng đài có hình tượng quốc kỳ hai nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga song hành với nhau, cùng một chiếc máy bay vút lên trời xanh.
Hai bên Tượng đài có hai tấm bia ghi danh 44 quân nhân Liên Xô / Nga và 176 cán bộ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh vì hoà bình và ổn định khu vực.
Đứng đầu danh sách bên phía Việt Nam là các anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang đã hy sinh ngày 14/3/1988 khi bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc tại quần đảo Trường Sa: Trung tá Trần Đức Thông, Trung úy Trần Văn Phương, Đại úy Vũ Phi Trừ…
Trong lễ khánh thành tượng đài, một hộp đá chứa bức thư gửi thế hệ mai sau đã được đặt vào thân tượng đài, một hoạt động truyền thống tại các công trình lớn được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp tác Việt - Nga.
Về tổng thể, Tượng đài Hữu nghị Việt - Nga là công trình kiến trúc nghệ thuật thẩm mỹ cao, đồng thời là một trong những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật từ đá hoa cương lớn nhất Việt Nam.
Ngược dòng thời gian, tượng đài có tiền thân là một cột bia do các quân nhân Nga dựng lên vào năm 1986 ở căn cứ Cam Ranh để ghi tên tưởng niệm 9 thành viên trong kíp bay TU 95 của Thiếu tá cận vệ Krivenko hy sinh ngày 13/2/1985.
Mười năm sau, cột bia được bổ sung thêm mô hình chiếc máy bay SU-27 để tưởng nhớ sự hy sinh của các phi công trình diễn trong đội bay “Những tráng sĩ Nga”. Tên tuổi của họ cũng được khắc ghi lên cột bia.
Năm 2002, căn cứ Cam Ranh của Hải quân Nga chấm dứt sự tồn tại, phía Nga đã bàn giao lại cho Việt Nam cơ sở này. Cột bia khi ấy nằm trong khu vực sân bay dân sự Cam Ranh.
Cuối năm 2004, trước sự kiện đoàn tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương ghé thăm Việt Nam, một nhóm cán bộ của Liên doanh Dầu khí Việt Xô gồm cả người Việt và cựu binh Nga từng phục vụ tại căn cứ Cam Ranh đã có sáng kiến tu sửa lại cột bia.
Từ sau sự kiện này, cột bia được biết đến rộng rãi và được thăm viếng, tưởng niệm, hương khói nhiều, đặc biệt là vào các dịp Cách mạng tháng Mười Nga (7/11) và Chiến thắng phát xít Đức (9/5). Và ý tưởng về việc xây dựng mới một khu tưởng niệm ở Cam Ranh đã ra đời.
Khi đài tưởng niệm mới được xây dựng xong, cột bia kỷ niệm cũ được tháo gỡ đưa về lưu giữ vĩnh viễn trong Bảo tàng truyền thống của Hạm đội Thái Bình Dương ở thành phố Vladivostok của Nga.
Vào dịp khánh thành Tượng đài, điện mừng từ Nga của Tổng thống D. Medvedev và Thủ tướng V. Putin viết: “Trong suốt nhiều thập kỷ Nga và Việt Nam gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hữu nghị và tin cậy bền chặt, đã được thử thách qua thời gian và tôi luyện trong cuộc đấu tranh chung vì độc lập và chủ quyền của Việt Nam...
“...Tình bạn chiến đấu của chúng ta đã được khắc sâu vĩnh viễn tại Đài tưởng niệm mới khánh thành ở Cam Ranh”.
Đại diện của Vietsovpetro nhấn mạnh: “Tượng đài mang nhiều ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ mai sau về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Liên Xô/Liên bang Nga vốn được xây nên bằng công sức, trí tuệ và xương máu của những con người giàu tinh thần cộng sản quốc tế...
“...Tượng đài cũng nhắc nhở mỗi người Việt Nam về giá trị thiêng liêng của chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc”.