Trong lịch sử thời Tam Quốc, mãnh tướng Quan Vũ, tự Vân Trường, là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng vào giai đoạn cuối thời Đông Hán.Anh hùng Quan Vũ được sử sách ghi chép là một vị tướng dũng mãnh, thiện chiến, võ nghệ cao cường. Ông được người đời ca ngợi là dũng tướng trung nghĩa và oai hùng.Thế nhưng, nhiều người không khỏi đau buồn khi Quan Vũ đại bại trước quân Đông Ngô của Tôn Quyền và phải chịu án chém đầu vào năm 220.Trước cái chết của Quan Vũ, nhiều người đặt ra nghi vấn Tôn Quyền giết Quan Vũ thì có lợi ích gì? Bởi lẽ, khi giết dũng tướng này, Đông Ngô sẽ khiến Lưu Bị và nhà Thục Hán nổi giận và có thể sẽ bắt đầu những cuộc chiến với Đông Ngô để trả thù. Nếu điều này xảy ra thì Tào Tháo sẽ là người hưởng lợi lớn nhất.Bí ẩn này được làm sáng tỏ khi các nhà khảo cổ tìm được cuốn trúc thư được làm từ những thẻ tre ở trong một giếng cổ tại Hồ Nam, Trung Quốc năm 1996.Các chuyên gia tỉ mỉ khôi phục lại cuốn trúc thư gồm hơn 140.000 thẻ tre và tiến hành giải mã nội dung viết trên đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy nội dung cổ vật nói về quận Trường Sa ở nước Ngô thời Tam Quốc. Nhiều lĩnh vực được đề cập đến như thuế quan, các vụ án, tình trạng hộ khẩu...Đặc biệt, trong số những thẻ tre tìm thấy có viết nội dung: "Vào năm thứ 24, Đô úy gửi thư cho tướng quân Lã Đại, tướng sĩ Lực Du chinh phạt Vũ Lăng, Trường Sa nổi loạn, quân nổi loạn trung thành Quan Vũ".Không những vậy, các thẻ tre còn viết lại cuộc nói chuyện giữa quan trấn thủ Trường Sa và con trai ông. Con trai của quan trấn thủ Trường Sa hỏi cha lý do vì sao Tôn Quyền lại không tha cho Quan Vũ mà lại giết dũng tướng của Lưu Bị.Quan Vũ là danh tướng vang danh thiên hạ và đóng quân ở Kinh Châu nhiều năm. Vị tướng này rất được lòng dân chúng. Do vậy, sau khi hội ý với quần thần, Tôn Quyền nhận thấy nếu tha mạng cho Quan Vũ và thả về nước sẽ khiến Đông Ngô có thể gặp nhiều "sóng gió" về sau.Vì vậy, Tôn Quyền ra lệnh xử tử Quan Vũ để tránh hậu họa về sau cũng như khiến thế lực của Lưu Bị ở Kinh Châu suy yếu. Từ đó, Đông Ngô sẽ trở thành thế lực có ảnh hưởng lớn nhất ở vùng đất mà Quan Vũ trấn giữ nhiều năm. Mời độc giả xem video: Thủ đoạn mới đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Nguồn: VTV24.
Trong lịch sử thời Tam Quốc, mãnh tướng Quan Vũ, tự Vân Trường, là một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng vào giai đoạn cuối thời Đông Hán.
Anh hùng Quan Vũ được sử sách ghi chép là một vị tướng dũng mãnh, thiện chiến, võ nghệ cao cường. Ông được người đời ca ngợi là dũng tướng trung nghĩa và oai hùng.
Thế nhưng, nhiều người không khỏi đau buồn khi Quan Vũ đại bại trước quân Đông Ngô của Tôn Quyền và phải chịu án chém đầu vào năm 220.
Trước cái chết của Quan Vũ, nhiều người đặt ra nghi vấn Tôn Quyền giết Quan Vũ thì có lợi ích gì? Bởi lẽ, khi giết dũng tướng này, Đông Ngô sẽ khiến Lưu Bị và nhà Thục Hán nổi giận và có thể sẽ bắt đầu những cuộc chiến với Đông Ngô để trả thù. Nếu điều này xảy ra thì Tào Tháo sẽ là người hưởng lợi lớn nhất.
Bí ẩn này được làm sáng tỏ khi các nhà khảo cổ tìm được cuốn trúc thư được làm từ những thẻ tre ở trong một giếng cổ tại Hồ Nam, Trung Quốc năm 1996.
Các chuyên gia tỉ mỉ khôi phục lại cuốn trúc thư gồm hơn 140.000 thẻ tre và tiến hành giải mã nội dung viết trên đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy nội dung cổ vật nói về quận Trường Sa ở nước Ngô thời Tam Quốc. Nhiều lĩnh vực được đề cập đến như thuế quan, các vụ án, tình trạng hộ khẩu...
Đặc biệt, trong số những thẻ tre tìm thấy có viết nội dung: "Vào năm thứ 24, Đô úy gửi thư cho tướng quân Lã Đại, tướng sĩ Lực Du chinh phạt Vũ Lăng, Trường Sa nổi loạn, quân nổi loạn trung thành Quan Vũ".
Không những vậy, các thẻ tre còn viết lại cuộc nói chuyện giữa quan trấn thủ Trường Sa và con trai ông. Con trai của quan trấn thủ Trường Sa hỏi cha lý do vì sao Tôn Quyền lại không tha cho Quan Vũ mà lại giết dũng tướng của Lưu Bị.
Quan Vũ là danh tướng vang danh thiên hạ và đóng quân ở Kinh Châu nhiều năm. Vị tướng này rất được lòng dân chúng. Do vậy, sau khi hội ý với quần thần, Tôn Quyền nhận thấy nếu tha mạng cho Quan Vũ và thả về nước sẽ khiến Đông Ngô có thể gặp nhiều "sóng gió" về sau.
Vì vậy, Tôn Quyền ra lệnh xử tử Quan Vũ để tránh hậu họa về sau cũng như khiến thế lực của Lưu Bị ở Kinh Châu suy yếu. Từ đó, Đông Ngô sẽ trở thành thế lực có ảnh hưởng lớn nhất ở vùng đất mà Quan Vũ trấn giữ nhiều năm.