Cuốn nhật ký của Anne Frank là một trong những tác phẩm được công chúng thế giới biết đến rộng rãi. Trong cuốn nhật ký ấy, cô bé người Do Thái làm lay động trái tim hàng triệu độc giả với những lời tâm sự lạc quan, trong sáng và mộc mạc.Đồng thời, cuốn nhật ký của Anne Frank cũng khiến thế giới hiểu rõ cuộc sống bi kịch của người Do Thái dưới thời phát xít Đức. Sinh ra trong một gia đình người Do Thái tại Đức, Anne Frank cùng người thân bỏ trốn khỏi quên hương khi trùm phát xít Hitler lên nắm quyền. Vào thời điểm ấy, Anne Frank mới 3 tuổi.Sau khi rời Đức, gia đình Anne Frank chuyển tới Amsterdam, Hà Lan sinh sống. Vào sinh nhật thứ 13, cô bé được cha tặng cho một cuốn sổ nhỏ. Anne Frank dùng nó để viết nhật ký.1 tháng sau khi đón sinh nhật thứ 13, gia đình Anne Frank tiếp tục phải trốn chạy khi Đức quốc xã truy bắt gắt gao người Do Thái. Gia đình tội nghiệp của cô bé quyết định nương nhờ, ẩn náu tại nhà của gia đình bà Miep Gies.Về sau, 4 người Do Thái khác đến sống cùng với gia đình Anne Frank trong căn phòng bí mật phía sau kệ sách.Trong suốt 25 tháng, Anne Frank và những người khác luôn sống trong lo lắng, sợ hãi sẽ có ngày phát xít Đức ập vào và bắt giữ họ. Những điều này được Anne Frank viết trong cuốn nhật ký.Điều lo lắng của Anne Frank trở thành sự thật vào ngày 4/8/1944. Một người chỉ điểm báo tin cho lính Đức quốc xã ập vào ngôi nhà và bắt giữ gia đình Anne Frank cùng 4 người Do Thái khác đang lẩn trốn.Theo đó, họ bị đưa đến trại tập trung Auschwitz và lần lượt bị tách riêng. Anne Frank và chị gái được đưa tới trại tập trung Bergen-Belsen. Kể từ đó, họ không bao giờ gặp lại bố mẹ.Bergen-Belsen cũng là nơi chị em Anne Frank bỏ mạng vì căn bệnh thương hàn. Sau khi kết thúc chiến tranh, bố của Anne Frank là Otto Frank tìm thấy cuốn nhật ký của con gái nên đã cho xuất bản nó.Những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống của cô bé 13 tuổi trong những năm tháng chiến tranh qua đó tố cáo tội ác diệt chủng của phát xít Đức. Vì vậy, cuốn nhật ký "chạm" vào trái tim của độc giả và được dịch ra 55 thứ tiếng.
Video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2 (nguồn: VTC14)
Cuốn nhật ký của Anne Frank là một trong những tác phẩm được công chúng thế giới biết đến rộng rãi. Trong cuốn nhật ký ấy, cô bé người Do Thái làm lay động trái tim hàng triệu độc giả với những lời tâm sự lạc quan, trong sáng và mộc mạc.
Đồng thời, cuốn nhật ký của Anne Frank cũng khiến thế giới hiểu rõ cuộc sống bi kịch của người Do Thái dưới thời phát xít Đức. Sinh ra trong một gia đình người Do Thái tại Đức, Anne Frank cùng người thân bỏ trốn khỏi quên hương khi trùm phát xít Hitler lên nắm quyền. Vào thời điểm ấy, Anne Frank mới 3 tuổi.
Sau khi rời Đức, gia đình Anne Frank chuyển tới Amsterdam, Hà Lan sinh sống. Vào sinh nhật thứ 13, cô bé được cha tặng cho một cuốn sổ nhỏ. Anne Frank dùng nó để viết nhật ký.
1 tháng sau khi đón sinh nhật thứ 13, gia đình Anne Frank tiếp tục phải trốn chạy khi Đức quốc xã truy bắt gắt gao người Do Thái. Gia đình tội nghiệp của cô bé quyết định nương nhờ, ẩn náu tại nhà của gia đình bà Miep Gies.
Về sau, 4 người Do Thái khác đến sống cùng với gia đình Anne Frank trong căn phòng bí mật phía sau kệ sách.
Trong suốt 25 tháng, Anne Frank và những người khác luôn sống trong lo lắng, sợ hãi sẽ có ngày phát xít Đức ập vào và bắt giữ họ. Những điều này được Anne Frank viết trong cuốn nhật ký.
Điều lo lắng của Anne Frank trở thành sự thật vào ngày 4/8/1944. Một người chỉ điểm báo tin cho lính Đức quốc xã ập vào ngôi nhà và bắt giữ gia đình Anne Frank cùng 4 người Do Thái khác đang lẩn trốn.
Theo đó, họ bị đưa đến trại tập trung Auschwitz và lần lượt bị tách riêng. Anne Frank và chị gái được đưa tới trại tập trung Bergen-Belsen. Kể từ đó, họ không bao giờ gặp lại bố mẹ.
Bergen-Belsen cũng là nơi chị em Anne Frank bỏ mạng vì căn bệnh thương hàn. Sau khi kết thúc chiến tranh, bố của Anne Frank là Otto Frank tìm thấy cuốn nhật ký của con gái nên đã cho xuất bản nó.
Những suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống của cô bé 13 tuổi trong những năm tháng chiến tranh qua đó tố cáo tội ác diệt chủng của phát xít Đức. Vì vậy, cuốn nhật ký "chạm" vào trái tim của độc giả và được dịch ra 55 thứ tiếng.
Video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2 (nguồn: VTC14)