Nếu bạn yêu cây cảnh hoa lá mà không thể trồng được cây thì đây sẽ là "nàng tiên nhỏ" cứu vớt bạn: Lan chi. Ảnh minh họa succulentsbox
Đây là cây cảnh rất dễ trồng, nó có khả năng thích ứng mạnh và thường xanh quanh năm. Nó là một trong những loại cây treo truyền thống nhất trong nhà. Ảnh minh họa rhs
Với hình dáng giản dị, mộc mạc, cây cảnh này thường không được để ý nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chọn 1 cây cảnh dễ trồng, xanh quanh năm, không mất công chăm sóc và có nhiều tác dụng thanh lọc không khí, có ý nghĩa phong thủy tốt lành thì lan chi chính là lựa chọn hàng đầu. Ảnh minh họa beyondbehnkes
Cây lan chi được gọi với nhiều tên khác nhau như cỏ lan chi, cây dây nhện, cây lan móc,... thuộc họ Asphodelaceae với tên khoa học là Chlorophytum comosum. Tên tiếng Anh của nó cũng đa dạng như Spider plant, spider ivy, ribbon plant... Ảnh minh họa Toutiao
Ý nghĩa tên khoa học của cây cảnh lan chi đúng theo nghĩa đen. "Chlorophytum" có nghĩa là "cây xanh" và comosum có nghĩa là "túi" hoặc "lá". Chlorophytum comosum có nghĩa là lá xanh. Còn tên tiếng Anh cũng có nghĩa là cây nhện, cây nhện thường xanh, cây ruy băng... Ảnh minh họa simpler
Những cái tên này lấy cảm hứng từ việc những cây non của nó "treo lủng lẳng" ở trên nhánh cây giống như những chú nhện lao xuống từ mạng nhện của chúng. Những chiếc lá viền xanh, vàng, mềm mại cũng giống như những dải ruy băng xinh đẹp... Ảnh minh họa petals
Loài cây này có nguồn gốc ở Châu Phi sau đó được nhân giống ở nhiều nơi có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Đây là loại cây thân thảo, có đặc điểm là mọc thành bụi nhỏ với chiều cao từ 40 - 50cm. Cây lan chi chỉ có 1 thân rễ ngắn phát triển thành củ thịt phình to có thể tách ra khỏi thân. Ảnh minh họa gardenerspath
Cây lan chi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Chlorophytum thường có nhiều rễ dày, lá mọc thành chùm từ giữa và cong, hơi giống hoa lan. Các loại lan chi phổ biến như lan chi lá vàng, lan chi viền bạc, lan chi lá dài, lan chi lá sọc, lan chi lá xoăn... Ảnh minh họa gardeners
Đặc điểm lớn nhất của lan chi là cây trưởng thành sẽ có cuống hoa kéo ra khỏi lá, dài 30-60 cm. Thân kéo lá thành chùm ở đỉnh và tạo thành các cây con. Đặc điểm "sinh con" gắn liền với cây mẹ này khiến cho lan chi mang cái tên gọi khác như "gà mái", "ổ gà"... Ảnh minh họa Toutiao
Sau một thời gian sinh con, cây lan chi thực sự giống như một "cái ổ" lớn với cây mẹ và những cây con bu xung quanh. Lúc này, nếu bạn không cắt tỉa chúng thì bụi lan chi có thể sẽ trở thành mớ hỗn độn, vô cùng rối ren.
Những bông hoa có màu trắng hoặc vàng, thường mọc thành chùm 2-4 và đôi khi xuất hiện những cánh hoa màu tím. Chúng nở vào tháng 6 và tháng 7. Sau khi hoa nở, các chùm lá gần đầu thân sẽ dần phát triển thành cây non.
Hoa của cây cảnh này kém bắt mắt, nhưng dáng cây rất trang nhã, xinh đẹp, những lá cây xanh mềm mại, xanh quanh năm là ưu điểm nổi bật của loại cây này. Chính vì sự đơn giản, trang nhã, tự nhiên và không phô trương của cây cảnh lan chi đã được lòng mọi người.
Những bông hoa nhỏ màu trắng thanh nhã của nó không bao giờ muốn tranh giành vẻ vinh quang của những chiếc lá mà lặng lẽ ẩn mình bên trong, thỉnh thoảng lại lộ ra những cánh hoa, giống như một nụ cười xinh đẹp, e thẹn của 1 cô gái nhỏ.
Vào mùa hè nóng nực, khi đôi mắt bạn dừng lại một lúc giữa những bụi cây xanh tươi này, bạn sẽ cảm thấy một chút mát mẻ và yên bình. Có lẽ vì vậy mà ngôn ngữ hoa của lan chi là duyên dáng, giản dị, thuần khiết, tao nhã, hồn nhiên, hy vọng và bình yên - như chính bản thân chúng vậy.
Lan chi có thể phát triển tốt ở nhiều môi trường mà không mất nhiều công chăm sóc. Do đó, trong phong thủy, lan chi là biểu tượng cho sự bền bỉ, kiên cường, không bị khuất phục bởi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Không những vậy, cây cảnh nhỏ bé này còn có tác dụng xua đuổi tà ma, vận xấu. Nó được xem như tấm bùa hộ mệnh thần kỳ, không chỉ mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình mà còn đem đến nhiều may mắn, tài lộc trong sự nghiệp cho gia chủ.
Cây cỏ lan chi hợp với người mệnh Thủy vì cây có màu xanh mướt, mang đến thành công, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, cây cỏ lan chi còn hợp với người tuổi Mùi. Cho nên bạn nào tuổi Mùi thì đừng e ngại khi trồng loại cây này vì sẽ đem đến cho bạn nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
Cây nhện sau một thời gian dài phát triển có thể nở hoa. Dù hoa không đẹp nhưng việc ra hoa của cây cảnh này được coi như dấu hiệu của sức khỏe dồi dào, phú quý, tăng cường vận may cho gia đình. Cây lan chi do bạn trồng nở hoa, bạn sẽ gặp được may mắn, tài lộc.
Có ý nghĩa phong thủy tốt lành như vậy, có lẽ vì cây cảnh này giống như máy lọc không khí mạnh mẽ, bảo vệ sự trong lành không khí trong nhà, giống như người bảo vệ môi trường. Cây cảnh này có thể thực hiện quang hợp dưới ánh sáng yếu, hấp thụ hơn 80% khí độc hại trong nhà và có khả năng hấp thụ formaldehyde mạnh.
Một chậu cây nhện trong phòng rộng 8-10m2 có tác dụng tương đương với một chiếc máy lọc không khí. Do những ngôi nhà mới cải tạo tiếp tục thải ra các khí độc hại như formaldehyde, các chuyên gia môi trường khuyên bạn nên duy trì hệ thống thông gió nhiều hơn sau khi cải tạo và trồng một số chậu cây nhện.
Nếu bạn yêu cây cảnh hoa lá mà không thể trồng được cây thì đây sẽ là "nàng tiên nhỏ" cứu vớt bạn: Lan chi. Ảnh minh họa succulentsbox
Đây là cây cảnh rất dễ trồng, nó có khả năng thích ứng mạnh và thường xanh quanh năm. Nó là một trong những loại cây treo truyền thống nhất trong nhà. Ảnh minh họa rhs
Với hình dáng giản dị, mộc mạc, cây cảnh này thường không được để ý nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chọn 1 cây cảnh dễ trồng, xanh quanh năm, không mất công chăm sóc và có nhiều tác dụng thanh lọc không khí, có ý nghĩa phong thủy tốt lành thì lan chi chính là lựa chọn hàng đầu. Ảnh minh họa beyondbehnkes
Cây lan chi được gọi với nhiều tên khác nhau như cỏ lan chi, cây dây nhện, cây lan móc,... thuộc họ Asphodelaceae với tên khoa học là Chlorophytum comosum. Tên tiếng Anh của nó cũng đa dạng như Spider plant, spider ivy, ribbon plant... Ảnh minh họa Toutiao
Ý nghĩa tên khoa học của cây cảnh lan chi đúng theo nghĩa đen. "Chlorophytum" có nghĩa là "cây xanh" và comosum có nghĩa là "túi" hoặc "lá". Chlorophytum comosum có nghĩa là lá xanh. Còn tên tiếng Anh cũng có nghĩa là cây nhện, cây nhện thường xanh, cây ruy băng... Ảnh minh họa simpler
Những cái tên này lấy cảm hứng từ việc những cây non của nó "treo lủng lẳng" ở trên nhánh cây giống như những chú nhện lao xuống từ mạng nhện của chúng. Những chiếc lá viền xanh, vàng, mềm mại cũng giống như những dải ruy băng xinh đẹp... Ảnh minh họa petals
Loài cây này có nguồn gốc ở Châu Phi sau đó được nhân giống ở nhiều nơi có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Đây là loại cây thân thảo, có đặc điểm là mọc thành bụi nhỏ với chiều cao từ 40 - 50cm. Cây lan chi chỉ có 1 thân rễ ngắn phát triển thành củ thịt phình to có thể tách ra khỏi thân. Ảnh minh họa gardenerspath
Cây lan chi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Chlorophytum thường có nhiều rễ dày, lá mọc thành chùm từ giữa và cong, hơi giống hoa lan. Các loại lan chi phổ biến như lan chi lá vàng, lan chi viền bạc, lan chi lá dài, lan chi lá sọc, lan chi lá xoăn... Ảnh minh họa gardeners
Đặc điểm lớn nhất của lan chi là cây trưởng thành sẽ có cuống hoa kéo ra khỏi lá, dài 30-60 cm. Thân kéo lá thành chùm ở đỉnh và tạo thành các cây con. Đặc điểm "sinh con" gắn liền với cây mẹ này khiến cho lan chi mang cái tên gọi khác như "gà mái", "ổ gà"... Ảnh minh họa Toutiao
Sau một thời gian sinh con, cây lan chi thực sự giống như một "cái ổ" lớn với cây mẹ và những cây con bu xung quanh. Lúc này, nếu bạn không cắt tỉa chúng thì bụi lan chi có thể sẽ trở thành mớ hỗn độn, vô cùng rối ren.
Những bông hoa có màu trắng hoặc vàng, thường mọc thành chùm 2-4 và đôi khi xuất hiện những cánh hoa màu tím. Chúng nở vào tháng 6 và tháng 7. Sau khi hoa nở, các chùm lá gần đầu thân sẽ dần phát triển thành cây non.
Hoa của cây cảnh này kém bắt mắt, nhưng dáng cây rất trang nhã, xinh đẹp, những lá cây xanh mềm mại, xanh quanh năm là ưu điểm nổi bật của loại cây này. Chính vì sự đơn giản, trang nhã, tự nhiên và không phô trương của cây cảnh lan chi đã được lòng mọi người.
Những bông hoa nhỏ màu trắng thanh nhã của nó không bao giờ muốn tranh giành vẻ vinh quang của những chiếc lá mà lặng lẽ ẩn mình bên trong, thỉnh thoảng lại lộ ra những cánh hoa, giống như một nụ cười xinh đẹp, e thẹn của 1 cô gái nhỏ.
Vào mùa hè nóng nực, khi đôi mắt bạn dừng lại một lúc giữa những bụi cây xanh tươi này, bạn sẽ cảm thấy một chút mát mẻ và yên bình. Có lẽ vì vậy mà ngôn ngữ hoa của lan chi là duyên dáng, giản dị, thuần khiết, tao nhã, hồn nhiên, hy vọng và bình yên - như chính bản thân chúng vậy.
Lan chi có thể phát triển tốt ở nhiều môi trường mà không mất nhiều công chăm sóc. Do đó, trong phong thủy, lan chi là biểu tượng cho sự bền bỉ, kiên cường, không bị khuất phục bởi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Không những vậy, cây cảnh nhỏ bé này còn có tác dụng xua đuổi tà ma, vận xấu. Nó được xem như tấm bùa hộ mệnh thần kỳ, không chỉ mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình mà còn đem đến nhiều may mắn, tài lộc trong sự nghiệp cho gia chủ.
Cây cỏ lan chi hợp với người mệnh Thủy vì cây có màu xanh mướt, mang đến thành công, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, cây cỏ lan chi còn hợp với người tuổi Mùi. Cho nên bạn nào tuổi Mùi thì đừng e ngại khi trồng loại cây này vì sẽ đem đến cho bạn nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
Cây nhện sau một thời gian dài phát triển có thể nở hoa. Dù hoa không đẹp nhưng việc ra hoa của cây cảnh này được coi như dấu hiệu của sức khỏe dồi dào, phú quý, tăng cường vận may cho gia đình. Cây lan chi do bạn trồng nở hoa, bạn sẽ gặp được may mắn, tài lộc.
Có ý nghĩa phong thủy tốt lành như vậy, có lẽ vì cây cảnh này giống như máy lọc không khí mạnh mẽ, bảo vệ sự trong lành không khí trong nhà, giống như người bảo vệ môi trường. Cây cảnh này có thể thực hiện quang hợp dưới ánh sáng yếu, hấp thụ hơn 80% khí độc hại trong nhà và có khả năng hấp thụ formaldehyde mạnh.
Một chậu cây nhện trong phòng rộng 8-10m2 có tác dụng tương đương với một chiếc máy lọc không khí. Do những ngôi nhà mới cải tạo tiếp tục thải ra các khí độc hại như formaldehyde, các chuyên gia môi trường khuyên bạn nên duy trì hệ thống thông gió nhiều hơn sau khi cải tạo và trồng một số chậu cây nhện.